Gỗ giáng hương là loại gỗ quý với nhiều đặc trưng và giá trị tuyệt vời, là sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng trong nhiều lĩnh vực: xây dựng, đồ thủ công mỹ nghệ, nội thất cao cấp… Tuy nhiên không phải ai trong chúng ta cũng am hiểu về dòng gỗ này. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu những thông tin hữu ích về gỗ giáng hương.
Xem Nhanh
Giới thiệu sơ lược về gỗ giáng hương
1. Gỗ giáng hương là loại gỗ gì?
Gỗ giáng hương hay còn gọi là gỗ hương, là loại cây rừng thuộc họ đậu, tên khoa học là Pterocarpus macrocarpus. Gỗ giáng hương có nguồn gốc từ các khu rừng nhiệt đới Đông Nam Á như: Campuchia, Lào, Thái Lan, … ngoài ra còn xuất hiện ở Châu Phi và Đông Bắc Ấn Độ.
Ở Việt Nam, loại cây gỗ này tập trung nhiều ở các vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên như: Gia Lai, Đắk Lắk, Kon Tum, Phú Yên, Đồng Nai, Tây Ninh.
Gỗ giáng hương thích hợp với các vùng khí hậu nhiệt đới. Cây gỗ có khả năng sống được ở môi trường đất nghèo dinh dưỡng, đặc biệt phát triển tốt ở nơi đất xám hay đất đỏ bazan.
Loại cây gỗ mọc cao cách mực nước biển tầm 100-800m. Bên cạnh đó, cây gỗ giáng hương còn có khả năng tái sinh hạt kém, tái sinh chồi mạnh.
2. Đặc điểm nhận biết gỗ giáng hương
Cây gỗ giáng hương thuộc dòng cây gỗ to, có tán rộng, hình ô và thường hay rụng lá. Độ cao trung bình của một cây gỗ giáng hương dao động từ 20-30m. Vỏ cây màu nâu xám. Vân gỗ đẹp tự nhiên, đường kính thân tầm 1m-1,7 tùy cây nhỏ hay lớn.
Khi cây trưởng thành, vỏ cây có hiện tượng nứt dọc, bong vảy ngoài lớn, khi bóc lớp vỏ ngoài khỏi cây sẽ thấy có xuất hiện nhựa chảy ra màu đỏ tươi.
Quả cây gỗ giáng hương có hình gần tròn với đường kính 5-8 cm, dẹt, có mũi cong về phía cuống, màu vàng nâu, có mùi thơm nhẹ, ở giữa có 1-3 hạt, bao xung quanh là cánh rộng, có lông mịn.
Gốc cây gỗ giáng hương có bạnh, thân cây thẳng cao, vỏ cây có màu nâu xám, khi bong tạo thành từng mảng hay nứt dọc.
Cành cây gỗ giáng hương khi còn non có lông. Lá cây có hai dạng: lá kép và lá chét. Lá kép dài tầm 15-25 cm, mỗi lá kép mang 7-13 lá chét. Lá chét hình dạng bầu dục, dài 4-11 cm, rộng 2-5 cm, cuống lá dài 4-5 mm.
Cụm hoa có lông màu nâu nhạt, hình chuỳ ở nách lá phía đỉnh cành, dài 10-15 cm. Lá bắc dài 2-3 mm. Hoa cây gỗ giáng hương có màu vàng nghệ, có lông và mùi thơm nhẹ.
Gỗ giáng hương khá nặng và rất chắc chắn. Thớ gỗ mịn, đặc biệt dai, dẻo, không bị xoắn. Bề mặt gỗ mịn, có nhiều dải màu trông rất đẹp mắt.
Khi còn non gỗ giáng hương có màu đỏ nâu nhạt hoặc vàng, càng trưởng thành để khô sẽ càng có màu đỏ đậm hơn.
Bên cạnh đó, cách nhận biết gỗ theo dân gian đó là ngâm gỗ vào trong nước. Khi ấy nước sẽ chuyển màu từ trắng sang màu xanh nước chè.
Lợi dụng những giá trị cao từ gỗ giáng hương nên một số xưởng gỗ không uy tín có thể gia công, làm giả bằng các loại gỗ khác. Chúng ta cần quan sát kỹ, nếu là gỗ giáng hương giả, vân gỗ sẽ không được đẹp tự nhiên như gỗ giáng hương thật, khi lấy giấy nhám chà không hiện ra màu đỏ của gỗ và không có mùi hương thơm.
Ngoài ra, độ nặng nhẹ cũng giúp phân biệt được thật giả, vì gỗ giáng hương thật rất nặng, chắc tay.
3. Gỗ giáng hương có những loại nào?
Gỗ giáng hương được chia làm 7 loại cơ bản: gỗ giáng hương đỏ, gỗ giáng hương vân, giáng hương đá, giáng hương Nam Phi, giáng hương Lào, giáng hương xám, giáng hương huyết. Mỗi loại sẽ có những độc đáo, ưu, khuyết điểm riêng nhưng chung quy lại là loại gỗ quý mang nhiều hữu ích đến cho người dùng.
Trong đó, với gỗ giáng hương huyết: đốt gỗ lên sẽ cháy trong thời gian dài, có mùi thơm nhẹ và tàn màu trắng. Hơn nữa, khi lấy mùn gỗ ngâm vào nước ấm sẽ chuyển sang màu đỏ và có váng.
Gỗ hương vân: có nhiều vân gỗ đẹp nên rất khó làm giả được.
4. Gỗ giáng hương thuộc nhóm mấy?
Dựa theo tiêu chuẩn đo lường của quốc tế, gỗ được chia thành 8 nhóm sau:
- Nhóm I: Là nhóm gỗ nặng nhất. Gỗ có vân mịn và màu sắc đẹp. Gỗ còn có hương thơm dịu nhẹ, độ bền chắc và mang lại giá trị kinh tế cao.
- Nhóm II: Là nhóm gỗ có độ nặng tương đối, độ bền khá cao.
- Nhóm III: Là nhóm gỗ mà độ nặng thấp hơn nhóm I và nhóm II. Gỗ khá dẻo dai, độ bền khá cao.
- Nhóm IV: Là nhóm gỗ có độ nặng trung bình. Gỗ bền, dễ gia công chế biến.
- Nhóm V: Là nhóm gỗ có độ nặng trung bình, dùng phổ biến trong trang trí nội thất.
- Nhóm VI: Là nhóm gỗ nhẹ. Gỗ kém dẻo dai, dễ bị mối mọt nhưng lại dễ chế biến.
- Nhóm VII: Là nhóm gỗ nhẹ. Gỗ có sức chịu lực kém, khả năng chống sâu mọt ở mức trung bình.
- Nhóm VIII: Là nhóm gỗ nhẹ. Sức chịu lực của loại gỗ này rất kém, khả năng bị mối mọt cao.
Qua đó, ta thấy rõ những đặc tính chung của các loại gỗ nhóm I là: Gỗ quý, có độ bền chắc, vân mịn, đẹp, khả năng chống sâu mọt cao, thường có mùi hương thơm đặc trưng riêng và mang lại giá trị kinh tế cao.
Sở hữu hương thơm nhẹ dễ chịu, màu sắc đẹp hài hòa và các vân gỗ độc đáo, độ bền cao cùng khả năng chống sâu mọt tốt đã đưa gỗ giáng hương được xếp vào nhóm I trong các loại gỗ quý tại Việt Nam.
Gỗ giáng hương có tác dụng gì?
Gỗ giáng hương là một loại gỗ quý, với nhiều đặc điểm nổi bật, nên không khó hiểu vì sao loại gỗ này lại được đông đảo mọi người ưa chuộng.
Gỗ giáng hương dùng nhiều trong mọi mặt của đời sống hàng ngày. Hãy cùng xem những thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn về những giá trị to lớn từ loại gỗ này mang lại nhé.
1. Tác dụng trong sản xuất nội thất
Gỗ giáng hương với tính năng chống mối mọt, độ bền chắc cực cao là điểm nhấn trong việc gia công các đồ dùng nội thất như: bàn, ghế, giường, tủ…
Cùng với đó, mùi thơm dịu nhẹ của loại gỗ này cũng mang lại sự thư thái, dễ chịu cho người sở hữu những vật dụng tạo ra từ nó.
Có thể nói, những không gian có sự xuất hiện của những đồ nội thất cao cấp từ loại gỗ quý này đều mang vẻ đẹp tinh tế, nhẹ nhàng mà lại vô cùng sang trọng.
2. Tác dụng trong phong thủy
Xét về mặt phong thủy, gỗ giáng hương còn được xem là thu hút nhiều vượng khí và mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ, giúp mọi chuyện được diễn ra suôn sẻ và thuận lợi. Cũng chính vì lý do này mà gỗ giáng hương được chế tác thành nhiều vật phẩm phong thuỷ, thờ cúng thiêng liêng.
3. Tác dụng trong Đông y
Hầu như tất cả các bộ phận của dòng cây gỗ này được tận dụng triệt để trong Đông y
- Vỏ cây có chứa các hoạt chất là nguyên liệu bào chế của các loại thuốc chữa bệnh đái tháo đường.
- Rễ cây được sử dụng trong các bài thuốc bổ máu, chữa trị các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa, giúp điều hòa khí huyết, điều trị tình trạng khí hư nhiều và điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ.
- Hoa có mùi thơm đặc biệt nên được tinh chế thành tinh dầu dùng trong các loại nước hoa. Tinh dầu chiết xuất từ gỗ giáng hương còn được dùng để xoa bóp, trị các bệnh đau nhức xương khớp rất hiệu quả.
- Nhựa cây có màu đỏ nên có thể dùng làm thuốc nhuộm răng, tăng độ trắng sáng cho rang. Hơn nữa, nhựa của loại cây gỗ này còn có công dụng làm thuốc nhuộm tóc hoặc nhuộm quần áo.
- Quả cây giáng hương được dùng chế tác các thuốc điều trị các bệnh như cảm cúm, sốt, bệnh sởi,…
4. Tác dụng khác
Bên cạnh đó, cây gỗ giáng hương còn sở hữu hình dáng đẹp, màu sắc rực rỡ cũng hương thơm dịu nhẹ, nên loại cây gỗ này được nhiều người lựa chọn để trồng trong công viên, khu đô thị lớn, sân vườn… mang lại bóng mát và khiến không khí trở nên trong lành hơn.
Các cây gỗ giáng hương thân to, có thể thành cây cổ thụ, vòm cây lớn, có tuổi thọ cao nên được ưu tiên chọn làm cây công trình tại các thành phố lớn nhằm tạo bóng mát và mang vẻ đẹp hài hòa cho các khu phố.
Cây gỗ Giáng Hương còn được dùng làm thuốc súc vệ sinh răng miệng rất tốt.
Những ưu điểm của gỗ giáng hương
Gỗ giáng hương có tốt không? Cùng theo dõi các thông tin sau để được giải đáp nhé.
- Điểm cộng cho loại gỗ này chính là độ cứng, nặng, kết cấu bền chắc, ít nứt nẻ và khả năng chống các loại côn trùng, sâu mọt cực tốt nên các sản phẩm được tạo ra từ gỗ giáng hương có thể nói là hoàn toàn xứng đáng về chất lượng.
- Thân cây có chứa nhiều dầu như một cách bảo quản tự nhiên an toàn tuyệt đối cho người dùng.
- Ngoài ra, vân gỗ đẹp tự nhiên lại đặc sắc, gỗ càng qua thời gian dài vân lại càng đỏ đậm nét hơn.
- Gỗ giáng hương có hương thơm thoang thoảng dễ chịu, tạo sự an yên cho người sở hữu nó.
- Độ bền bỉ qua việc chịu được sự thay đổi của thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ thay đổi đột ngột đã đưa tuổi thọ của loại gỗ này lên rất cao, có thể đến trăm năm. Nhờ đó mà gỗ giáng hương được ứng dụng rộng rãi trong các nhiều ngành nghề, đặc biệt là làm đồ thủ công mỹ nghệ.
Qua những ưu điểm kể trên đã khẳng định chất lượng gỗ giáng hương được đánh giá rất cao, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng các sản phẩm được gia công từ loại gỗ này.
Ứng dụng gỗ giáng hương trong sản xuất nội thất
Gỗ giáng hương là loại gỗ tự nhiên tốt cho sức khỏe con người và bảo vệ môi trường, đặc biệt được ưa chuộng nên ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế, trang trí nội thất.
Hương thơm đặc trưng dịu nhẹ cùng vân gỗ đặc sắc tạo nên vẻ đẹp tinh xảo mang đến sự tinh tế, thư thái và dễ chịu cho người dùng.
Là loại gỗ không hề bị tác động bởi ngoại lực nên những đồ dùng nội thất làm từ gỗ giáng hương có tuổi thọ rất cao và độ bền qua nhiều năm, nhưng màu sắc ngày càng sắc nét chứ không hề phai nhạt theo thời gian.
Các sản phẩm chủ yếu từ loại gỗ này như: giường, tủ quần áo, sofa, bàn thờ, bàn ghế, tạc tượng hay các đồ thủ công mỹ nghệ cao cấp. Chất lượng các sản phẩm được làm ra từ loại gỗ này rất tốt và độ bền cao.
Một vài hình ảnh về các sản phẩm nội thất được các nghệ nhân tạo nên:
Kết luận
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc cách nhìn rõ hơn về đặc điểm, ưu điểm vượt trội và các giá trị mà gỗ giáng hương mang lại.
Từ đó, bạn có thể đưa ra lựa chọn phù hợp tùy theo nhu cầu cũng như sở thích của mình.
Hãy theo dõi website của chúng tôi để đọc thêm nhiều bài viết hữu ích nhé! https://gokinhbac.com
Xem thêm: