Gỗ dâu có tốt không? Bí mật về 3 loại gỗ dâu rừng

Trong rừng có hàng nghìn loài cây nhưng có một loài vừa cho chúng ta lấy gỗ, vừa giúp cho chúng ta xua đuổi điều xấu lại vừa cho chúng ta được ăn quả. Bạn có biết đó chính là cây dâu không? Bạn có biết gỗ dâu rừng có đặc điểm gì không? Gỗ dâu có thực sự tốt? Cùng đọc bài viết dưới đây để biết thêm về một loại gỗ đặc biệt như vậy nhé.

Cây dâu rừng sai trĩu quả

Tìm hiểu chung về gỗ dâu rừng

1 Cây dâu rừng và những đặc điểm sinh học

  • Đặc điểm sinh học của cây: Cây dâu rừng với tên khoa học Baccaurea sapida. thuộc họ Thầu dầu. Tuy nhiên cây dâu rừng thường được biết với nhiều tên gọi khác nhau như cây dâu da, cây dâu đất, cây dâu da đất. Một số nơi còn gọi là cây đỏ, cây chua vì cây cho quả màu đỏ đẹp mắt và vị chua đặc trưng.
  • Nhận dạng của cây dâu rừng: Đây là loài cây gỗ nhỏ với chiều cao khoảng 10-15m. Cây dâu cho ra cành non sớm, cành mảnh, trơn nhẵn. Lá cây tròn dài, khá dày, thường mọc ở cuối các cành. Hoa thường nở rộ vào cuối xuân tầm tháng 2-3. Quả thường được thu hoạch khoảng 4, 5 tháng sau đó là tháng 7, 8. Quả trơn nhẵn, khi non có màu xanh lá, khi chín có màu đỏ hồng. Quả có lớp vỏ dày để bảo vệ 3 múi cơm màu trắng. mọng nước ở trong. Quả có vị ngọt nhẹ, chua nhiều. Thường được dùng làm thức quà mùa hè, chế biến thành các món ăn. Cây gỗ thì dùng làm đồ phong thủy, sản xuất đồ dùng nội thất.
  • Phân bố: Cây dâu rừng phân bố khắp nước Việt Nam vì cây có nhiều công dụng, ứng dụng cao. Cây còn được tìm thấy ở hầu hết các nước Đông Nam Á, Ấn Độ. Cây mọc trong rừng thường xanh với độ cao khoảng 600m.
Hình ảnh tươi ngon của quả dâu rừng hay còn gọi là dâu da đất

2 Gỗ dâu rừng có đặc điểm thế nào?

  • Gỗ dâu rừng được khai thác từ những cây dâu có chiều cao trưởng thành từ 15m, có nhiều cây có thể cao từ 20-25m trong những cánh rừng thường xanh trăm tuổi.
  • Gỗ có chất cứng cáp, tỷ trọng gỗ cao khoảng 550kg/m3, vân gỗ dâu chạy dọc thân gỗ to nhỏ, đậm nhạt không đồng đều, không liền mạch, tạo ra sự chuyển động của vân gỗ rất đẹp mắt. Màu sắc thường thấy của gỗ dâu là màu vàng sẫm, lõi màu đen. Ngoài ra còn có màu nâu đỏ.  
  • Gỗ dâu có một mùi hương tinh dầu đặc trưng khá ấm, lớp hương ẩn mình chạy theo các thớ gỗ dọc thân cây.

3 Gỗ dâu thuộc nhóm mấy?

Gỗ dâu thuộc Nhóm VIII trong bảng xếp hạng các loại gỗ. Đây là nhóm gỗ không được xếp vào nhóm gỗ quý hiếm vì số lượng gỗ không khan hiếm. Tuy nhiên chất lượng gỗ vẫn rất tốt, lại dễ tìm mua, có giá trị về mặt kinh tế và sản xuất nội thất khá cao. 

Mặc dầu vậy, gỗ dâu đang bị khai thác quá mức đến cạn kiệt. Thị trường gỗ dâu rừng chính gốc đang dần khan hiếm, dân sành gỗ cũng ngày càng khó tìm mua được gỗ dâu rừng.

4 Gỗ dâu có tốt không?

Theo như đánh giá chung, gỗ nhóm VIII thường là các loại gỗ xốp, dễ mối mọt, cong vênh, độ bền thấp. Tuy cùng bảng xếp hạng, nhưng gỗ dâu có chứa tinh dầu trong thân, rễ nên có thể chống mối mọt khá tốt. Gỗ dâu rừng tuy thuộc nhóm VIII được đánh giá là loại gỗ khá bền, chắc , vân có độ to nhỏ. đậm nhạt xen kẽ vào nhau rất độc đáo. Số lượng những cây dâu cổ thụ đang sụt giảm nghiêm trọng, vì vậy cho dù được xếp vào nhóm VIII nhưng thực chất gỗ dâu quý hiếm và giá trị cao hơn vậy. 

Các loại gỗ dâu rừng hiện nay và mức giá 

1 Phân loại theo màu sắc gỗ:

  • Gỗ dâu đen có màu đen trong thân gỗ được ứng dụng không quá nhiều trong nội thất như cầu thang, bàn ghế,…
  • Gỗ dâu vàng có ứng dụng nhiều hơn gỗ dâu đen vì có màu vàng trong thớ gỗ. Loại gỗ này được tìm thấy ở hầu hết các cơ sở gỗ ở nước ta.
  • Gỗ dâu rừng đỏ: Giống như tên gọi, loại gỗ này có màu đỏ sẫm như quả dâu chín nhừ. Gỗ dâu đỏ được ứng dụng nhiều nhất để làm các đồ nội thất vì màu sắc độc đáo của mình.
Gỗ dâu vàng và gỗ dâu đỏ

2 Phân loại theo khoa học:

  • Gỗ dâu rừng: Là loại gỗ rừng tự nhiên được tìm thấy ở các cánh rừng già hàng trăm năm tuổi. Loại gỗ này đang ngày càng hiếm vì mức độ khai thác quá mức cho phép và diện tích các cánh rừng thưởng xanh giảm xuống quá nhanh.
  • Gỗ dâu tằm: Loại gỗ này được khai thác từ các cây dâu được trồng tại địa phương. Gỗ dâu tằm được trồng để lấy lá cho tằm ăn là chủ yếu. Loại gỗ này thường xốp, nhẹ, không bền đẹp như gỗ dâu da rừng. Vì vậy cần phân biệt kỹ loại này để tránh nhầm lẫn với gỗ dâu rừng.

3 Phân loại theo nguồn gốc xuất xứ:

  • Gỗ dâu Nam Phi: Như tên gọi, gỗ này được nhập khẩu từ các nước Nam Phi. Loại gỗ dâu này là gỗ dâu được trồng ở các cánh rừng thương mại ở Nam Phi. Tuy nhiên, chất lượng không quá cao, giá thành sẽ thấp hơn gỗ dâu ta.
  • Gỗ dâu Lào: Gỗ được nhập khẩu từ Lào, có các tính chất tương tự gỗ dâu rừng ta.
  • Gỗ dâu ta: Gỗ dâu này có chất lượng tốt nhất trong 3 loại. Tuy nhiên số lượng không quá nhiều, giá thành cao hơn 2 loại còn lại.

Ứng dụng của gỗ dâu

1 Trong phong thủy:

Trong quan niệm dân gian ông bà ta từ xưa để lại: Gỗ dâu có ý nghĩa phong thủy, tâm linh rất lớn. Nếu ai mang những vật dụng, đồ dùng được làm từ gỗ dâu rừng sẽ giúp xua đuổi tà khí, những điều xấu, rủi ro, không may. Chúng sẽ mang lại cho gia chủ sức khỏe, tài lộc và may mắn.

Vì vậy những đồ thủ công mỹ nghệ được tạo ra như bình, lục bình, chuỗi hạt, vòng hạt,…không những bền đẹp mà còn có ý nghĩa phong thủy như trên.

Tượng Phật được chạm trổ tinh tế từ gỗ dâu

Những vòng, chuỗi hạt nhỏ từ gỗ dâu là món quà ý nghĩa cho các bé nhân dịp khai sinh, đầy tháng, thôi nôi,…giúp bé ngủ ngon, tránh giật mình.

Vòng hạt, chuỗi hạt gỗ dâu rất được ưa chuộng

2 Trong sản xuất nội thất

Gỗ dâu sử dụng trong nội thất phải là gỗ dâu lâu năm, cứng cáp, bền vững, có màu vàng sẫm hay nâu sẫm. 

Gỗ dâu thường được dùng để chế tác các đồ nội thất như bàn ghế, giường tủ, cầu thang,…Lưu ý, gỗ dâu ít khi được làm bàn thờ, tủ thờ so với các loại gỗ khác. Vì gỗ tốt phải là gỗ dâu lâu năm, nhưng chúng lại khá cứng cáp, nên khó tạo hình được nhiều chi tiết nhỏ. 

Bàn ghế gỗ dâu rừng nguyên khối
Cầu thang được làm từ gỗ dâu
Sập gỗ dâu nguyên khối

Cách nhận biết gỗ dâu rừng chuẩn

Giá thành gỗ dâu rừng rơi vào khoảng 8.000.000đ-10.000.000đ/m3. Vì vậy, cần phải có các cách nhận biết gỗ dâu để tránh nhầm lẫn với gỗ dâu tằm. Dù hai loại có cùng nguồn gốc nhưng tính chất gỗ của 2 loại khác xa nhau.

Tiêu chí so sánhGỗ dâu rừngGỗ dâu tằm
Phân bốRừng thường xanhVườn nhà
Chất gỗĐường kính gỗ: To

Chất gỗ cứng, bền, khó cong vênh.

Vân gỗ xen kẽ đậm nhạt có màu vàng sẫm, lõi màu đen.

Gỗ chứa tính dầu tránh mối mọt.

Đường kính gỗ: Nhỏ

Gỗ có màu trắng ngà, nhẹ, mềm lại xốp nên không chắc chắn. 

Vân gỗ không đặc sắc.

Ứng dụngĐồ mỹ nghệ, đồ dùng phong thủy.

Đồ nội thất: Bàn ghế, cầu thang,…

Hầu như chỉ lấy lá, quả. Gỗ chỉ dùng làm chất đốt.
Giá trịCaoThấp

 

Kết luận

Sử dụng nội thất gỗ, đặc biệt là gỗ dâu là đã trở thành truyền thống của cha ông ta từ bao đời nay. Đặc biệt với tình trạng gỗ dâu ngày càng khan hiếm thì lựa chọn được loại gỗ dâu tốt, gỗ dâu chuẩn cũng là bài toán với người yêu thích nội thất gỗ dâu. Hy vọng, qua bài viết trên chúng tôi góp phần giúp ích các bạn lựa chọn được nội thất gỗ dâu như ý, may mắn, phù hợp với bạn.

Để đọc thêm thông tin về các loại gỗ khác, các bạn vui lòng truy cập vào website: https://gokinhbac.com/

Xem thêm