Gỗ chiêu liêu là gỗ gì? Giá gỗ chiêu liêu cập nhật năm 2023

Gỗ chiêu liêu thuộc nhóm gỗ quý hiếm, có giá trị sử dụng vô cùng cao. Chính vì vậy, dòng gỗ này rất được ưa chuộng trong thi công các thiết kế nội thất cũng như các công trình nhà ở. Vậy gỗ chiêu liêu là gì? Loại gỗ này chất lượng có tốt không? Những thiết kế nội thất nào được sản xuất từ chất liệu gỗ này? Hãy đọc bài viết sau để có thêm nhiều thông tin hữu ích về gỗ nhé. 

Gỗ chiêu liêu là gỗ gì?

1 Giới thiệu về gỗ chiêu liêu

Chiêu liêu là loài thực vật có hoa thuộc họ Trâm bầu (hay còn gọi là họ Bàng), có tên khoa học là Terminalia Chebula. Gỗ chiêu liêu được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau tùy theo các vùng miền như: chiu liu, xàng, tiếu, kha tử,… Ở Việt Nam, loại gỗ này thường được hay gọi là Muồng đen.

Dòng gỗ này phân bố chủ yếu ở Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á như: Lào, Thái Lan, Campuchia, Philippines,… Tại Việt Nam, gỗ này rất phổ biến, phân bố trải dài từ Bắc vào Nam. Trong đó, các tỉnh như Quảng Ninh, Gia Lai, Đắk Lắk Kon Tum, Đồng Nai là những nơi có trữ lượng chiêu liêu dồi dào nhất.

Là một loại cây trung tính và ưa sáng tốt nên gỗ chiêu liêu thường được trồng ở những nơi có không gian thoáng đãng, tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời. Ngoài ra, cây gỗ chiêu liêu cũng chịu hạn rất tốt nên dù có được trồng ở những vùng có khí hậu khắc nghiệt như sa mạc thì chúng vẫn có thể sinh trưởng tốt.

Gỗ chiêu liêu phân bố chủ yếu ở các nước Đông Nam Á

2 Gỗ chiêu liêu thuộc nhóm mấy?

Theo danh sách phân loại gỗ ở Việt Nam, chiêu liêu được xếp vào nhóm gỗ I. Nhóm gỗ I đặc trưng bởi tính quý hiếm, giá trị kinh tế cao và những đặc tính ưu việt hơn các nhóm gỗ khác. Ngoài gỗ chiêu liêu, một số loại gỗ nổi tiếng cũng thuộc nhóm gỗ này là: gỗ Cẩm lai, gỗ Dáng hương, gỗ Trầm hương,…

Gỗ chiêu liêu có thân gỗ cứng và chắc chắn, khi trưởng thành cây có thể cao từ 15 – 20m, đường kính thân rộng khoảng 50 – 60cm. Nhìn từ bên ngoài, thân gỗ có màu đen hoặc xám nâu, khi chạm tay vào sẽ cảm nhận được sự sần sùi và bong tróc của vỏ gỗ. 

Ngoài ra, vân gỗ bắt mắt cũng là một đặc điểm nổi bật của nhóm gỗ I. Gỗ chiêu liêu có màu đen tự nhiên, kết hợp với những đường vân gỗ đẹp mắt tạo nên vẻ đẹp sang trọng, quyền lực. Đặc biệt, khi được dùng để chế tác sản phẩm nội thất sẽ giúp trang trí cho ngôi nhà trở nên thu hút và đặc biệt hơn nhiều.

3 Gỗ chiêu liêu có mấy loại?

Tuy thuộc nhóm gỗ hiếm, nhưng hiện nay trữ lượng gỗ chiêu liêu vẫn được đánh giá là khá dồi dào. Không giống như những loại gỗ quý khác như: gỗ bên, gỗ hương, gỗ gõ đỏ,… thường phải nhập khẩu từ nước ngoài về vì quá khan hiếm, gỗ chiêu liêu lại khá phổ biến ở nước ta. Trong đó, gỗ từ Đắk Lắk có thể xem là dòng gỗ có chất lượng tốt nhất. 

Ngoài ra, để đáp ứng cho nhu cầu đa dạng của khách hàng, nước ta cũng nhập thêm loại gỗ này từ một số nước như Lào và Campuchia. Gỗ từ Lào được đánh giá cao hơn so với gỗ từ Campuchia với đường vân gỗ rõ nét và màu đen đẹp mắt của gỗ.

Gỗ chiêu liêu thuộc nhóm gỗ quý hiếm

Một số loại gỗ nhập khẩu khác nhưng ít phổ biến hơn là gỗ từ Malaysia và Indonesia. Hai loại gỗ này cũng có những tính chất khá giống với gỗ từ Lào và Campuchia, nhưng tông màu gỗ thì nhạt hơn và chất lượng thì kém hơn rất nhiều.

Đánh giá chất lượng gỗ chiêu liêu

Việc được xếp vào nhóm gỗ I cũng đủ chứng minh cho chất lượng ưu việt của dòng gỗ này. Hãy cùng tìm hiểu một số ưu điểm của gỗ chiêu liêu để hiểu rõ hơn tại sao loại gỗ này lại có thể xếp ở nhóm gỗ đầu tiên nhé.

1 Ưu điểm của gỗ chiêu liêu

  • Ít cong vênh: Gỗ chiêu liêu có tom gỗ nhỏ, mịn và liên kết chặt chẽ với nhau thông qua các tế bào gỗ, điều này giúp hạn chế khả năng cong vênh rất hiệu quả. Thậm chí khi so với một trong những loại gỗ cứng như gỗ lim, dòng gỗ này vẫn được đánh giá nhỉnh hơn về độ chắc chắn.
  • Đặc tính cứng chắc: Nhờ sở hữu những thớ gỗ dày và cứng nên gỗ chiêu liêu chịu được những lực va đập lớn rất tốt. Chính vì vậy, những sản phẩm làm từ loại gỗ này rất bền và có thể sử dụng trong một thời gian rất dài, có thể từ vài chục năm cho đến hàng trăm năm.
  • Tính thẩm mỹ cao: Khi có sự dịch chuyển xu hướng thiết kế nội thất từ phong cách truyền thống sang phong cách tân cổ điển, sự lựa chọn chất liệu gỗ của khách hàng cũng cho thấy nhiều sự thay đổi. 

Ngày trước, mọi người thường lựa chọn màu đỏ vàng của các loại gỗ như gỗ Hương, gỗ Gõ Đỏ, gỗ Lim,…Tuy nhiên, khi xu hướng tân cổ điển lên ngôi, những gam màu tối như màu nâu đen của gỗ chiêu liêu lại rất được ưa chuộng.

Màu nâu đen đẹp mắt của gỗ chiêu liêu

Màu đen tự nhiên của gỗ chiêu liêu kết hợp với những đường vân gỗ uốn lượn bắt mắt tạo nên vẻ đẹp sang trọng và huyền bí. Vì vậy, sử dụng gỗ chiêu liêu cho thiết kế nội thất sẽ mang lại được cảm giác hiện đại và tinh tế cho ngôi nhà. 

  • Dễ chạm, khắc: Gỗ chiêu liêu tuy cứng nhưng chất gỗ lại rất mượt, nên rất dễ để chạm, khắc các họa tiết lên bề mặt gỗ. Không những vậy, gỗ còn có khả năng bắt vít tốt, giúp cho quá trình đục và đẽo gỗ dễ dàng hơn, từ đó tạo được nhiều kiểu dáng khác nhau cho sản phẩm.
  • Không bị mối mọt: Nhờ vào sự cứng chắc của thân gỗ, gỗ chiêu liêu rất khó bị mục nên không bị ảnh hưởng bởi sự tấn công của côn trùng bên ngoài, do vậy loại gỗ này không bị mối mọt ăn mòn. Đây là một điểm cộng lớn đối với những sản phẩm nội thất làm từ gỗ chiêu liêu vì chúng có thể đảm bảo được chất lượng cũng như tính thẩm mỹ lâu dài. 

2 Nhược điểm của gỗ chiêu liêu

Mặc dù gỗ có độ cứng cao, ít bị cong vênh nhưng gỗ chiêu liêu lại dễ bị nứt. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của gỗ. Tuy nhiên, để khắc phục vấn đề này không phải là một điều quá khó, thợ chế tác gỗ có thể sử dụng nguyên liệu keo, hồ dán đặc biệt để khắc phục vết nứt. 

Nhìn chung, tuy còn tồn tại hạn chế nhưng không thể phủ nhận được gỗ chiêu liêu có nhiều ưu điểm vô cùng nổi bật mà không phải loại gỗ nào cũng có hoặc có thể so sánh được. Vì vậy, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn chất liệu gỗ này cho mái ấm của mình.

Gỗ chiêu liêu thường dễ bị nứt

Các thiết kế nội thất từ gỗ chiêu liêu

Nhờ vào những ưu điểm nổi bật và khả năng phù hợp với nhiều phong cách thiết kế, gỗ chiêu liêu là một trong những dòng gỗ được sử dụng phổ biến nhất lĩnh vực đồ nội thất. Sau đây hãy cùng điểm qua một số sản phẩm nội thất nổi tiếng được làm từ dòng gỗ này:

  • Bàn ghế: Với độ thẩm mỹ cao, gỗ chiêu liêu rất phù hợp để thiết kế các sản phẩm có tính trưng bày như bàn ghế sẽ giúp cho căn nhà trở nên thu hút và sang trọng hơn. Đặc biệt với độ bền vô cùng tốt, những sản phẩm bàn ghế làm từ chất liệu gỗ này có thể được sử dụng trong một thời gian dài mà không lo bị hư hỏng.
Bàn ghế minh quốc làm từ gỗ chiêu liêu
  • Cầu thang: Ngoài những đồ nội thất thông thường, gỗ chiêu liêu còn được dùng để làm cầu thang gỗ, Với độ cứng chắc của gỗ, có thể chịu được trọng lực lớn giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng và khi cần di chuyển những đồ vật có kích thước lớn hoặc nặng. 
Cầu thang làm từ gỗ chiêu liêu có khả năng chịu lực tốt
  • Sàn nhà: Sàn gỗ được làm từ gỗ chiêu liêu rất được đánh giá cao về màu sắc và tính thẩm mỹ. Màu đen của gỗ vừa tạo được vẻ đẹp hiện đại, sang trọng nhưng cũng mang lại cảm giác trầm ấm, giúp tạo nên sự độc đáo cho ngôi nhà. 
Sàn nhà làm từ gỗ chiêu liêu có tính thẩm mỹ cao

Giá thành gỗ chiêu liêu mới nhất năm 2023

Gỗ chiêu liêu thuộc nhóm gỗ quý hiếm nên giá cả cũng có sự chênh lệch lớn đối với các loại gỗ khác. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá thành của gỗ chiêu liêu. Tùy thuộc vào độ to, nhỏ của thân gỗ; độ mịn cũng như tuổi đời của gỗ mà mức giá cũng sẽ biến động khác nhau. 

Giá gỗ chiêu liêu phụ thuộc vào chất lượng và độ mịn của gỗ

Những mẫu gỗ có đường kính lớn sẽ có mức giá dao động từ 15 – 18 triệu cho 1m3 gỗ. Do gỗ chiêu liêu được chia thành nhiều loại gỗ khác nhau như: gỗ phách, gỗ xẻ hộp, gỗ xẻ ván,… nên mức giá cũng sẽ có sự thay đổi. 

Đối với những loại gỗ nhập khẩu từ Lào và Campuchia, giá thành sẽ cao hơn so với gỗ trong nước. Mức giá của gỗ nhập từ hai quốc gia này dao động trong khoảng từ 20 – 25 triệu/1m3 gỗ.

Còn gỗ nhập từ Malaysia và Indonesia thì có giá thành thấp hơn do chất lượng được đánh giá là kém hơn so với gỗ Lào và Campuchia. Trong đó, giá cho 1m3 gỗ từ Malaysia là 18 – 20 triệu và 12 – 15 triệu cho gỗ từ Indonesia. 

Một cách tính giá phổ biến khác cho loại gỗ này là tính theo diện tích sàn gỗ vì sàn gỗ là một trong những thiết kế nội thất nổi tiếng và được ứng dụng nhiều nhất của gỗ này. Dưới đây là một số mức giá tham khảo cho sàn gỗ chiêu liêu:

  • Sàn gỗ có quy cách 15x90x450mm sẽ có giá là 900.000 đồng cho 1m2 gỗ
  • Sàn gỗ có quy cách 15x90x600mm có giá là 960.000 đồng cho 1m2 gỗ
  • Đối với quy cách 15x90x750mm, mức giá sẽ là 980.000 cho 1m2 gỗ
  • Với quy cách 15x90x900mm, sàn gỗ chiêu liêu sẽ có giá từ 1.000.000 đồng trở lên cho 1m2 gỗ

Kết luận

Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cơ bản về gỗ chiêu liêu với mong muốn đem lại cho bạn cái nhìn tổng quát hơn về loại gỗ này. Hi vọng thông qua những chia sẻ trên của chúng tôi, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích để có thể lựa chọn được chất liệu gỗ cũng như các thiết kế nội thất phù hợp với ngôi nhà của mình. 

Để đọc thêm thông tin về các loại gỗ khác, các bạn vui lòng truy cập vào website: https://gokinhbac.com/

Xem thêm