Ý nghĩa của đôi hạc trên bàn thờ và cách đặt sao cho chuẩn

Từ xa xưa, trong tín ngưỡng thờ cúng của người Việt, thì mỗi đồ vật được đặt lên bàn thờ đều mang một ý nghĩa linh thiêng khác nhau. Cũng chính vì vậy mà ta thường bắt gặp những đôi hạc được trưng bày ở vị trí quan trọng trên bàn thờ. Vậy hạc thờ là gì? Ý nghĩa đôi hạc thờ ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để giúp bạn hiểu rõ hơn nhé. 

Khái niệm về hạc thờ

Theo quan niệm của ông cha ta, thì các linh vật điển hình như hạc và rùa được coi là rất linh thiêng và chúng phải được đặt ở những nơi quan trọng, sạch sẽ. Do đó, chúng ta thường bắt gặp những linh vật này ở những nơi như bàn thờ, các đền, thờ, miếu. 

Hạc thờ là hình ảnh được khắc họa hạc được đặt trên lưng rùa, trong miệng ngậm một bông hoa sen thể hiện được sự giác ngộ hoặc một hạt ngọc minh châu tượng trưng cho sự sang trọng. Đôi hạc thờ nằm trong bộ ngũ sự và là một đồ vật rất quan trọng và ý nghĩa trên bàn thờ. 

Đôi hạc trên bàn thờ có ý nghĩa gì?

Qua hình ảnh đôi hạc thờ, ông cha ta muốn gửi gắm thông điệp và những bài học đáng quý cho thế hệ sau này. Để hiểu rõ hơn ý nghĩa đôi hạc thờ, thì chúng ta cần phải hiểu loài hạc biểu tượng cho điều gì như.

Loài hạc có những ý nghĩa gì?

Biểu tượng cho sự trường tồn

Đầu tiên, khi nhắc đến loài hạc chúng ta thường nghĩ ngay đến tuổi thọ. Bởi loài hạc là chim tiên sống được rất lâu. Trong cuốn “Tướng hạc kinh” hạc được gọi là “thọ bất khả lượng” và “hạc thọ thiên tuế” hai hình ảnh đó thể hiện cho sự sống lâu không thể tính và hạc sống nghìn năm.

Như chúng ta thấy, loài hạc mang trên mình hai gam màu sắc khác nhau là màu đen và màu trắng. Cũng chính vì vậy mà hạc biểu tượng cho sự trường tồn, sự bền vững và bất tử. 

Cho nên thế hệ sau thường sử dụng các từ như “hạc linh”, “hạc thọ”, “hạc toàn” như một lời chúc với dụng ý cho sự trường thọ.

Ngoài ra, loài hạc có hình dáng tương đương với loài sếu, nó có liên quan mật thiết đến tín ngưỡng, biểu hiện cho sự hài hòa giữa trời và đất, giữa âm và dương.

Biểu tượng cho sự quyền quý, thanh cao

Theo như tài liệu xưa để lại, loài hạc như là chim tiên, biểu tượng cho sự thuần khiết trong sạch, không sân si, không dâm dục và luôn trong sáng. Hạc cũng là hình ảnh thể hiện cho sự hiên ngang của bậc quân tử, cho nên loài hạc thường được khắc họa trên những món đồ vật khác nhau chỉ để dùng cúng cho vua.

Cũng bởi hạc được nói đến là loài có nhiều phẩm chất tốt đẹp nên đã được dùng để ngụ ý cho nhiều hình ảnh khác như: “hạc bản” là từ dùng để nói về sắc lệnh chiêu mộ, “hạc minh chi sĩ” dùng để chỉ người có tiếng tăm tốt, người tu hành đắc đạo.

Những bức tranh mà trong đó có loài hạc thì đều thể hiện sự chính trực, không tham lam, sa đọa.

Biểu tượng cho sự ấm êm, hạnh phúc trong gia đình

Bầy hạc bên gốc cây tùng. ý nghĩa đôi hạc thờ

Loài hạc cũng là nguồn cảm hứng cho các tác phẩm nghệ thuật, và phải kể đến tranh vẽ đôi hạc hay bầy hạc bên gốc tùng. 

Hình ảnh kết hợp này được coi là biểu tượng của sự đầm ấm, cho hạnh phúc lứa đôi, con cháu hòa thuận, gia đình đoàn kết, sum vầy.

Loài hạc là linh vật của Đạo giáo

Bởi vì hạc là chim tiên, có phong độ và khí chất của tiên nhiên đạo sĩ nên được coi là linh vật của Đạo giáo, có quan hệ mật thiết với thần tiên của Đạo gia. 

Người xưa tương truyền rằng, các tiên nhân cưỡi hạc được gọi là “hạc giá”, “hạc ngự” nhưng sau lại dùng để chỉ thần tiên, đạo sĩ.

Không chỉ vậy, loài hạc còn ẩn dụ cho đạo cha con. Có câu trong cuốn “Kinh dịch” đã viết rằng  “Hạc minh tại âm, kì tử hòa chi” nghĩa là hạc kêu trong bóng râm, hạc con họa theo. Hình tượng này để nói con cái phải luôn nghe lời dạy mà cha đã chỉ bảo. 

Chúng ta còn bắt gặp hình ảnh tương đồng khác đó là hình ảnh con cò trong bài thơ “Con cò” của tác giả Chế Lan Viên:

” Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!

Cho cò trắng đến làm quen,

Cò đứng ở quanh nôi

Rồi cò vào trong tổ.

Con ngủ yên thì cò cũng ngủ,

Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi.

Mai khôn lớn con theo cò đi học

Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân.

Lớn lên, lớn lên, lớn lên…

Con làm gì?

Con làm thi sĩ!

Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ

Trước hiên nhà

Và trong hơi mát câu văn…”

Ở đây, chúng ta còn bắt gặp một hình ảnh khác đó là hình ảnh hạc đứng trên mai rùa. Rùa là linh vật sống ở dưới nước, biết bò nó tượng trưng sự chịu thương, chịu khó. Loài rùa còn có khả năng nhịn đói tốt nên được biểu trưng cho sự thoát tục.

Sự kết hợp giữa loài hạc và loài rùa thể hiện sự hài hòa, gắn bó. Và còn biểu tượng của “thọ đội thọ” thể hiện cho sự may mắn, khỏe mạnh, khát vọng trường tồn. Nhưng có một câu cảm thán:

“Thương thay thân phận con rùa

Lên đền đội hạc xuống chùa đội bia”

Ngoài ra, hạc được thiết kế chiếc mỏ đang ngậm một viên ngọc điều đó thể hiện cho sự trong sáng, sự giác ngộ.

Hình ảnh hạc đặt trên lưng rùa. ý nghĩa đôi hạc thờ

Cách đặt vị trí đôi hạc sao cho chuẩn

Bàn thờ là nơi vô cùng quan trọng và linh thiêng, do đó muốn bài trí các đồ vật thờ cúng đầu tiên phải tìm hiểu kỹ càng trước và thực hiện một cách tỉ mỉ nhất. Vì vậy, muốn biết đôi hạc đặt trên bàn thờ sao cho chuẩn và ý nghĩa thì sau đây là một số cách mà bạn có thể tham khảo.

Hạc thờ được đặt như thế nào mới chuẩn? ý nghĩa đôi hạc thờ

Đặt chung với bộ đỉnh đồng

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều đôi hạc được sản xuất với các kích thước khác nhau. Hạc thờ nằm trong bộ đỉnh đồng, tam sự sẽ có kích thước: 50cm, 55cm, 60cm, 70cm,…Còn hạc thờ được đặt trong các chùa, nhà thờ, đền miếu có kích thước to hơn: 1m6, 1m8, 1m9, 2m,…Vì vậy, bạn nên lưu ý để lựa chọn sao cho phù hợp. 

Thông thường, đối với đôi hạc có kích thước nhỏ thì sẽ được để cùng với bộ tam sự, ngũ sự và được đặt theo trình tự sau:

  • Đỉnh đồng ở chính giữa
  • Đôi chân nến, đôi hạc được đặt song song ở 2 bên thể hiện cho sự đoàn kết, sum vầy

Tuy nhiên, bạn có thể bày đôi chân nến trước, đôi hạc sau hoặc là ngược lại miễn sao bạn cảm thấy vừa mắt nhất.

Đối với hạc thờ có kích thước lớn hơn, thì có thể đặt dưới đất ở vị trí hai bên bàn thờ. Và nên để hướng vào bàn thờ gia tiên hoặc là bàn thờ Phật.

Đặt theo các hướng phù hợp với gia chủ

Theo như phong thủy, thì đặt hạc ở phía Nam mang lại nhiều may mắn cho bản thân và các thành viên trong gia đình. Muốn cho con, cháu trai tốt hơn thì nên đặt phía Đông. Còn phía Tây dành cho những gia chủ là tộc trưởng trong dòng họ.

Và đặc biệt lưu ý rằng, tuyệt đối không được đặt hạc thờ ở phòng tắm, phòng vệ sinh, phòng bếp. Bởi vì không chỉ hạc thờ là đồ cúng linh thiêng mà đặt ở những đó là những nơi nhiều uế khí, không tốt cho gia chủ và gia đình.

Bên cạnh đó gia chủ muốn bày biện thêm trên bàn thờ, có thể bày thêm các đồ thờ cúng khác như: lọ hoa, mâm bồng, ngai chén thờ,… và bố trí sao cho gọn gàng, hài hòa nhất là được.

Hạc thờ là đồ vật cúng vô cùng quan trọng và linh thiêng ở trên bàn thờ. Hy vọng với những chia sẻ nêu trên, gia chủ có thể hiểu được đôi hạc thờ mang những ý nghĩa gì và cũng như cách đặt vị trí sao cho chuẩn nhất.

Xem thêm:

[Giải đáp] Bàn thờ cần có những gì và cách sắp xếp sao cho hợp lý

Hướng dẫn trang trí bàn thờ ngày Tết 3 miền và những kiêng kỵ cần tránh

Cách trang trí bàn thờ gia tiên đơn giản mà vẫn hợp phong thủy

Bàn thờ gia tiên có mấy bát hương là phù hợp nhất?

Bạn đang xem nội dung trên website: https://gokinhbac.com