Hướng dẫn trang trí bàn thờ ngày Tết 3 miền và những kiêng kỵ cần tránh

Trang trí bàn thờ ngày Tết là một nét đẹp văn hoá của người Việt nhằm bày tỏ lòng kính yêu và tưởng nhớ ông bà tổ tiên. Bên cạnh đó, điều này còn làm tăng vẻ đẹp cho ngôi nhà mình vào mỗi dịp Tết đến xuân về, giúp cho không gian trở nên ấm cúng và gần gũi hơn. Dưới đây bài viết sẽ giúp bạn cách trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết và những kiêng kỵ cần tránh để giúp gia chủ có nhiều tài lộc và hạnh phúc trong năm mới.

 Ý nghĩa việc trang trí bàn thờ trong ngày Tết 

Từ bao đời nay, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” luôn được xem là nét đẹp văn hoá của Việt từ đời này sang đời khác. Chính vì vậy, việc thờ cúng ông bà tổ tiên, dọn dẹp trang trí bàn thờ ngày mang ý nghĩa hết sức quan trọng và thiêng liêng vào mỗi dịp Tết đến xuân về.

Trang trí bàn thờ ngày Tết thể hiện sự hiếu thảo, biết ơn và kính trọng của con cháu đối với ông bà, tổ tiên đã sinh thành và nuôi dưỡng nên người. Dọn dẹp bàn thờ thường được thực hiện sau lễ cúng “ông Công, ông Táo” vào ngày 23 tháng Chạp.

Trang trí bàn thờ ngày Tết có những ý nghĩa nào?

Trang trí bàn thờ ngày Tết còn thể hiện cho sự ấm no, đủ đầy của một gia đình. Nén hương thắp lên bàn thờ giúp tưởng nhớ ông bà tổ tiên trở về để cùng nhau đón Tết một cách đầy đủ, ấm no và trọn vẹn nhất.

Những bước chuẩn bị trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết 

Trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết chính là công đoạn quan trọng nhất mà bạn phải thực hiện. Do đó, trước khi bạn bắt tay vào việc trang trí thì cần phải dọn dẹp sạch sẽ và chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm để thờ cúng trên bàn.

Lau dọn bàn thờ Tổ tiên vào dịp Tết đến

Bàn thờ luôn thường xuyên được dọn dẹp sạch sẽ mỗi ngày bằng cách quét sạch bụi bẩn và bày biện nước cúng. Thế nhưng, khi Tết đến bạn cần phải lưu ý các bước trong quá trình dọn dẹp và lau chùi một cách cẩn thận và tỉ mỉ. 

Trước khi bắt đầu lau dọn bàn thờ, gia chủ cần phải thắp hương để thông báo với tổ tiên, xin phép được lau dọn rồi mới được đem những vật thờ cúng trên bàn thờ xuống. Đợi đến lúc hương tàn hết thì bạn mới tiến hành hạ lễ và vệ sinh bàn thờ. 

Lau dọn bàn thờ gia tiên vào những dịp Tết đến

Đặc biệt với các bức tượng và bát hương, gia chủ cần phải xin phép rồi mới được xê dịch và phải đặt ở vị trí cũ sau khi dọn xong. Lưu ý, bạn nên dọn từ trên cao xuống tránh tình trạng bàn thờ bên dưới bị bụi bẩn bám vào nếu được lau dọn đầu tiên. 

Nếu như bạn muốn rút bớt chân nhang ra khỏi bát hương thì nên trừ lại một số lẻ: 3, 5, 7. Và người Việt Nam thường sẽ để lại ba cây trong bát hương. Phần nhang đã rút đem đốt thành tro chứ không nên vứt vào sọt rác. Lưu ý bạn hãy dùng bông gòn hoặc khăn sạch cùng với nước sạch và rượu để dọn dẹp bàn thờ.

Cách hạ bàn thờ ngày Tết 

Bàn thờ là nơi linh thiêng, tôn kính trong văn hoá của người Việt cũng là nơi ông bà tổ tiên định cư ngự vị. Vì vậy, bạn phải giữ gìn cũng như hạ bàn thờ đúng cách để tránh những điều xui xẻo trong năm.

Gia chủ nên bắt đầu bằng cách hạ các đồ vật mình muốn lau dọn xuống trước. Nếu được thì bạn nên để lại bát hương còn không thì hãy cẩn thận khi dọn bát hương xuống để lau dọn. Lưu ý, việc lau dọn và thay chân hương sẽ được tiến hành riêng biệt.

Hạ bàn thờ đúng cách khi trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết

Kế tiếp, bạn chuẩn bị bàn to và cao để có thể hạ đồ thờ cúng như bình hoa, chén nước, di ảnh, bài vị,….. Bên cạnh đó, bạn hãy lưu ý cần phải phủ giấy đỏ (giấy vàng đối với bàn thờ Phật) hoặc phủ vải lên bàn trước khi hạ đồ thờ cúng xuống.

Những vật phẩm trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết

Bạn cần phải có các vật phẩm thờ cúng trên bàn thờ để có thể trang trí một cách đầy đủ và đẹp nhất. Về cơ bản thì một bàn thờ đầy đủ sẽ có những vật phẩm bao gồm bát hương, lư hương bằng đồng, đèn, chân nến, lọ hoa, đài thờ và mâm bồng.

Hướng dẫn trang trí bàn thờ ngày Tết ở ba miền 

Mỗi vùng miền việc trang trí bàn thờ ngày Tết sẽ mang vẻ đặc trưng riêng. Thế nhưng, hương, đèn thờ và mâm ngũ quả là những vật phẩm thờ cúng chung của cả ba miền.  

Trang trí bàn thờ vào dịp Tết ở miền Bắc

Trong mâm ngũ quả ở miền Bắc chắc chắn không thể thiếu bưởi và chuối. Nải chuối tượng trưng cho hình ảnh con cháu sum vầy, quây quần, đầm ấm còn bưởi có màu vàng tượng trưng cho sự may mắn, an khang và thịnh vượng. 

Hơn thế nữa, chuối và bưởi trên mâm ngũ quả ở miền Bắc còn có hồng, quất, đào. Năm loại quả sẽ tượng trưng cho Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh. Mâm ngũ quả miền Bắc bài trí những quả to lên trước còn quả chuối thì phải đặt cuối cùng để đỡ lấy những quả còn lại. Các quả nhỏ như cam, quýt thì bài trí xung quanh. 

Mâm ngũ quả được trang trí ở miền Bắc

Bên cạnh đó, bàn thờ gia tiên ngày Tết ở miền Bắc sẽ đặt hai lọ hoa ở bên trong và đèn thờ được để phía ngoài giúp tăng thêm sinh khí, xua đuổi vận khí xấu. Hơn thế nữa, bạn không nên thiếu các đồ cúng là hương, hoa tươi, ba chén rượu và ba chén nước.

Trang trí bàn thờ vào dịp Tết ở miền Trung 

Người miền Trung sẽ không sử dụng các loại trái cây có vị đắng như ở miền Bắc để chưng bàn thờ. Thay vào đó, họ sẽ chọn những loại quả có vị ngọt, tròn và lâu hư cầu mong an vui, hạnh phúc. Điều đó còn tùy thuộc vào cách bày trí của mỗi gia đình.

Trang trí mâm ngũ quả ở miền Trung

Tuy nhiên, cam và quýt là hai loại trái cây không được dùng để trang trí vì họ quan niệm “cam đành, quýt đoạn”. Người miền Trung sẽ sử dụng các loại bánh kẹo, nước ngọt, trà và hoa cúc vạn thọ hay lay ơn để trang trí bàn thờ ngày Tết được đầy đủ, trang nghiêm.

Trang trí bàn thờ vào dịp Tết ở miền Nam 

Đặc biệt với người miền Nam thì không quá nguyên tắc trong cách trang trí bàn thờ ngày Tết. Một số loại quả nhất định phải có bao gồm sung, đu đủ, mãng cầu, xoài và dừa. Điều đó nhằm mong cầu sự sung túc, đầy đủ và phát lộc phát tài đến với gia đình.

Bàn thờ gia tiên vào ngày Tết ở miền Nam

Bên cạnh đó, bàn thờ gia tiên ở miền Nam sẽ được trang trí hai quả dưa hấu dán chữ đỏ kèm theo những câu đối và cặp nến to.

Những kiêng kỵ cần tránh khi trang trí bàn thờ ngày Tết

Gia chủ cần phải cẩn trọng và lưu ý một số kiêng kỵ trong quá trình dọn dẹp để tránh điều xấu đến với gia đình.

  • Lau dọn bàn thờ gia tiên: Bạn cần chuẩn bị một bộ dụng cụ lau dọn riêng khi dọn dẹp bàn thờ, đảm bảo mới và sạch sẽ. Điều đó thể hiện sự tôn trọng, thành kính với tổ tiên của mình.
  • Tránh dịch chuyển bát hương: Bát hương vừa là nơi ngự trị linh hồn của tổ tiên vừa tượng trưng cho tinh tú của đất trời. Vì vậy, bạn phải đặt ở chính giữa bàn thờ và không được xê dịch sang chỗ khác.
  • Trang trí bàn thờ ngày Tết bằng hoa tươi: Khi trang trí bàn thờ, tốt nhất bạn không nên dùng hoa giả, hoa nhựa mà hãy dùng hoa tươi vì đây là điều tối kỵ.
  • Bàn thờ đặt ở vị trí phù hợp: Bạn nên chọn vị trí có độ thoáng để tránh khói hương làm ảnh hưởng không gian của gia đình. Ngoài ra, bàn thờ cần phải đặt ở nơi yên tĩnh nhất có thể, tránh các lối đi qua lại gây nên những tiếng động ồn ào. Bàn thờ nên kê dựa sát vào tường vì đó là nơi vững chắc phù hợp và trang nghiêm.

Kết Luận

Trên đây là những thông tin chi tiết về cách trang trí bàn thờ ngày Tết. Hy vọng bài viết này giúp cho bạn có được câu trả lời giải đáp những thắc mắc của mình.Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, hãy thường xuyên theo dõi Gỗ Kinh Bắc để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!

Xem thêm:

Cách trang trí bàn thờ gia tiên đơn giản mà vẫn hợp phong thủy

Bàn thờ gia tiên có mấy bát hương là phù hợp nhất?

Bạn đang xem nội dung trên website: https://gokinhbac.com