Gỗ sến thuộc nhóm mấy? Giá gỗ sến hiện nay như thế nào?

Theo quan niệm từ dân gian, “Tứ Thiết Mộc” là tên gọi chung của 4 loại gỗ quý của Việt Nam. Gỗ Tứ Thiết bao gồm các gỗ: đinh, lim, sến, táu. Gỗ sến là loại gỗ như thế nào, thuộc nhóm mấy? Có giá trị như thế nào trong đời sống mà lại nằm trong nhóm gỗ quý này? Hãy cùng tìm hiểu thêm về loại gỗ này qua bài viết dưới đây.

Thông tin chung về cây sến 

Cây sến  thuộc họ với Hồng Xiêm, có tên khoa học là Madhuca pasquieri. Còn có những tên gọi khác theo loại của nó như sến  Mật, sến  Dưa, sến  giũa, sến  năm ngón, sến  trắng…

 Cây sến  là cây gỗ lớn cao từ 30m- 35m, thân cây to. Cây được phân bố chủ yếu ở Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan. Ở Việt Nam gỗ mọc rải rác trong các rừng rậm nhiệt đới nơi có vùng đất tốt và độ ẩm cao như Lào Cai, Sơn La, Ninh Bình đến Quảng Bình. Ở Hà Trung, Thanh Hoá ,cây mọc tập trung thành rừng hoặc có thể mọc xiên kẽ với cây Lim. Tốc độ sinh trưởng của cây chậm, khi trưởng thành có thể cao tới 40m.

Lá sến  có hình quả trứng ngược hoặc hình bầu dục dài. Chiều dài: 6- 16cm đầu hơi tù và mũi nhọn rộng,chiều rộng từ 2-6cm, mép lá có hình cái răng thưa. Hoa mọc ở các nách lá trên có từ 2- 3 hoa. Hoa có tràng nhẵn màu vàng. Quả có hình bầu dục dài hoặc hình cầu dài từ 3- 5cm. Hạt giống hình quả trứng. Cây thường có hoa từ tháng 1 tới tháng 3. Quả chín từ tháng 10 tới tháng 12. Cây sến  tái sinh bằng hạt và chồi. 

Các thành phần trên cây sến đều sử dụng được như thân cây làm gỗ, hạt làm tinh dầu ăn được, lá trị bỏng hay vỏ cây làm giảm sự lên men của đường thốt nốt. 

Đặc tính của cây sến

Gỗ sến thuộc nhóm mấy? 

Gỗ sến  thuộc nhóm thứ II trong bảng phân loại các nhóm gỗ  của Việt Nam. Gỗ sến  được biết đến là loại gỗ quý của nước ta, mang lại giá trị kinh tế cao. 

Gỗ sến hiện nay đang được ưa chuộng vì sau khi được gia công cho ra những thành phẩm đẹp, sang trọng, đẳng cấp cho người sử dụng.  

Gỗ sến  thuộc nhóm mấy

Ưu và nhược điểm của gỗ sến 

Ưu điểm:

 – Gỗ sến có màu nâu đỏ, đỏ nhạt, vàng nhạt theo tông màu trầm. Thời gian sử dụng càng lâu màu gỗ sẽ càng lúc càng đậm.

– Vân gỗ nhỏ, đều, đẹp bắt mắt được các chuyên gia về gỗ đánh giá tốt.  Vậy nên gỗ sến rất thích hợp trong việc gia công làm các đồ trang trí lớn, đồ nội thất sang trọng như bàn ghế, giường ngủ, sập gỗ, cột nhà, cột đình…. 

– Gỗ rất cứng và chắc, độ chịu lực cao. Thân gỗ dày, cứng nên ít bị thấm nước và không bị mối mọt.  

Nhìn chung gỗ sến là một loại gỗ cực tốt, không bị biến dạng sau thời gian dài sử dụng. Đây là loại gỗ mang lại giá trị kinh tế cao. 

Nhược điểm

Bên cạnh đó, loại gỗ này cũng có những nhược điểm nhất định như:

 – Giá thành khá cao so với các loại gỗ khác trên thị trường. 

– Gỗ rất nặng, khó khăn trong việc di chuyển và gia công. 

– Gỗ dễ bị nứt nẻ nên không dễ tạo ra các sản phẩm mà đòi hỏi sự tinh tế cao. Muốn tạo ra những sản phẩm thủ công tinh xảo thì phải có thợ tay nghề cao.

– Gỗ nếu đặt ở những nơi có nhiệt độ ẩm ướt sẽ làm giảm đi chất lượng của gỗ.

Gỗ sến có nhiều ưu điểm nhưng cũng có một số nhược điểm nhất định

Các loại gỗ sến và cách phân biệt

Gỗ sến  được chia thành nhiều loại khác nhau như: sến  Mật, sến  Cát, sến Đỏ, sến  Năm Ngón, sến  Trắng, sến  Giũa, sến  Ngũ Điểm, sến Nam Phi…

Nhưng được sử dụng nhiều và thông dụng nhất hiện nay là sến Mủ, sến  Đỏ, sến  Mật.

Ngoài các đặc trưng chung sẵn có của gỗ sến thì mỗi loại gỗ sến sẽ có những đặc trưng riêng biệt, nổi bật để phân biệt với các loại gỗ khác và tạo nên giá trị riêng cho từng loại. 

 Cùng nhận biết và phân biệt các loại sến  này: 

Sến Mủ (sến Cát)

Là một trong các họ của gỗ sến . Gỗ sến  Mủ là loại gỗ quý hiếm, nằm ngang hàng với gỗ Đinh Hương. 

Gỗ này có dác lõi ít phân biệt. Gỗ có màu vàng nhạt, màu sắc thay đổi theo thời gian, để lâu màu chuyển sang màu vàng sậm hoặc đỏ nhạt. 

Trên mặt gỗ có dầu và những sợi màu sẫm nên nhìn hơi bóng loáng. 

Sến Mủ cũng giống như các loại gỗ sến khác. Gỗ cứng và nặng, tỷ trọng lớn, bền. Gỗ sến Mủ thích hợp để làm gỗ trong xây dựng như cột đình, cột chùa hoặc gỗ trong gia đình như sập, phản, giường…

Loại gỗ này thường xuất hiện ở các tỉnh phía Nam nước ta như Gia Lai, Tây Ninh, Kiên Giang….

Vì tính ứng dụng cao nên sến Mủ được ưa chuộng, có giá trị kinh tế cao. Nhưng do khai thác bừa bãi nên sến Mủ hiện nay khá khan hiếm, đang ở mức báo động và cần được bảo vệ. 

Gỗ sến  có nhiều loại

Sến Đỏ

Sến đỏ là những cây gỗ lớn, chiều cao khoảng 30m. Từ tháng 1 đến tháng 2 cây sẽ ra hoa và từ tháng 3 tới tháng 5 cây cho ra quả. 

Cây sến Đỏ mọc trong các rừng kín nơi có khí hậu nhiệt đới, nhiều mưa và ẩm. sến Đỏ là loại gỗ đẹp có màu nâu đỏ, nhiều vân gỗ tốt, cứng và chịu được cường độ lớn cho nên khó gia công. Nhưng khi gỗ sến  gia công được thì lại cho ra những sản phẩm đẹp mắt, sang trọng và quý. Sến Đỏ mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng, giá trị thẩm mỹ cao. Ngoài ra sến Đỏ còn có nhiều lợi ích khác như tạo cảm giác mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. 

Gỗ sến  Đỏ

Sến Mật

Sến mật là loại cây lớn, cao từ 30-35cm,có phiến lá rộng. Cũng như hai loại trên, sến  Mật cứng và khó gia công, dễ nứt nẻ. sến Mật là cây sinh trưởng chậm, có màu nâu đỏ đặc trưng của sến. Thành  phẩm gia công có độ chịu lực cực tốt nên có giá vô cùng cao. Hạt của cây chứa 30-35% dầu béo có giá trị sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm, được dùng để ăn, chiết xuất dầu béo. Lá của sến  Mật còn được sử dụng trong y học, chúng được đun nấu thành cao để chữa bỏng. Sến Mật là loại sến  được nằm trong nhóm “Tứ Thiết Mộc” cùng hàng với Đinh, Lim, Táu. 

Chính vì là loại gỗ quý nên gỗ sến  Mật thường được các doanh nghiệp và gia đình có kinh tế sử dụng để khẳng định đẳng cấp của mình. Gỗ sến  Mật mang lại cảm giác sang trọng và tinh tế cho không gian của ngôi nhà. 

Nhìn chung loại gỗ sến nào cũng đều có những đặc điểm và điểm riêng của nó, đều là loại gỗ quý của Việt Nam. Tuy nhiên, xét về giá thành, sự thông dụng thì sến Mủ vẫn là sự lựa chọn hợp lý nhất. 

Gỗ sến là sự lựa chọn của nhiều gia đình

Giá gỗ sến hiện nay như thế nào? 

Sến là một loại gỗ quý, nằm trong nhóm II trên tổng số 8 nhóm gỗ của Việt Nam, đứng chung hàng với các loại quý hiếm khác cho nên giá thành của nó không phải là rẻ. Giá gỗ sến còn phụ thuộc vào loại sến, vùng trồng, tuổi cây trồng, đường kính của gỗ, thời điểm cũng như là quá trình khai thác, vận chuyển, quy trình tạo gỗ và gia công.

Trên sàn gỗ nguyên liệu tại Việt Nam, giá trung bình của gỗ sến hiện nay sẽ rơi vào khoảng 11-13 triệu cho 1m3 khối gỗ tròn và 17- 20 triệu cho 1m3 khối gỗ hộp. Còn những thành phẩm sau khi gia công có giá lên tới cả chục triệu. 

Gỗ sến  mang lại giá trị sử dụng cao cho người dùng và người bán

Ứng dụng về gỗ sến  trong sản xuất 

Với những đặc tính nêu trên, gỗ sến  là một nguồn nguyên liệu quý để sản xuất nên các sản phẩm nội thất cao cấp, khẳng định đẳng cấp của gia chủ.

Gỗ sến  được dùng để sản xuất sập

Gỗ thường được chọn lựa làm các đồ trang trí nhà cửa, đồ nội thất như: bàn ghế, sập, tủ, giường cao cấp… 

Ở những gia đình có điều kiện hơn, gỗ sến  còn được lựa chọn để thiết kế toàn bộ không gian ngôi nhà. Tuy hiếm hơn nhưng cũng có những nơi dùng gỗ để làm cầu thang, cửa, hay sử dụng để làm cột nhà, cột đình, cột chùa…

Gỗ sến  được ứng dụng trong xây dựng

Không những ứng dụng trong nội thất, gỗ sến còn được điêu khắc thành những bức tranh treo tường cao cấp, bình lục bình và các pho tượng gỗ. 

Ngoài ra, còn có những chiếc vòng tay phong thuỷ làm bằng gỗ sến và nhiều vật dụng, đồ dùng thủ công, mỹ thuật cũng sử dụng chất liệu là loại gỗ quý này. 

Vòng tay gỗ tinh xảo được làm từ gỗ sến

Ngoài bộ phận thân cây được lấy gỗ, các bộ phận khác của cây sến  còn được dùng trong ngành y dược.

Lá sến khi đun nấu thành cao có tác dụng trị bỏng, được dùng để ăn trầu, và có tác dụng bảo vệ răng miệng tương đương như lá Trầu Không. Vỏ sến thì có vị chát tác dụng thu liễm trừ ly, được dùng để làm giảm hay chậm sự lên men của đường thốt nốt. Hoa sến thì có thể dùng để làm thuốc hạ sốt, thuốc trợ tim. 

Ứng dụng của gỗ sến  trong xây dựng và nội thất

Có thể thấy, gỗ sến là loại cây quý có giá trị cao. Cây sến tự nhiên cần được bảo vệ và nghiêm cấm khai thác trái phép để nguồn tài nguyên này không bị cạn kiệt dần đi. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn cái nhìn bao quát về loại gỗ quý hiếm này. Nếu cần tìm hiểu thêm về các loại gỗ tự nhiên của Việt Nam cũng như quan tâm đến các sản phẩm làm từ gỗ mỹ nghệ, đừng quên ghé thăm website https://gokinhbac.com gỗ Kinh Bắc thường xuyên nhé!

Xem thêm: