[Giải đáp] ý nghĩa đặt ba bát hương trên bàn thờ

Trong văn hoá tâm linh người Việt, bát hương là vật phẩm không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên. Bát hương tạo nên một nét đẹp văn hoá truyền thống của người Việt. Ý nghĩa đặt ba bát hương trên bàn thờ chắc chắn nhiều bạn trẻ vẫn còn chưa hiểu rõ. Hãy cùng nhau tìm hiểu bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé.

Tìm hiểu về bát hương

Bát hương là vật phẩm thờ cúng có kích thước tương tự như cái bát, dáng trụ. Trong bát hương thường gồm tàn tro của cây lúa nếp và bộ thất bảo. Bát hương làm bằng nhiều chất liệu rất đa dạng như: gốm sứ tráng men, đồng, đá, …

Bát hương được gia chủ dùng để thắp hương hằng ngày hoặc trong các dịp trang trọng như: ngày giỗ, ngày lễ Tết,… không những giúp tạo sự ấm cúng không gian căn phòng hơn mà còn giúp bảo tồn bản sắc văn hóa riêng biệt.

Trong văn hoá người Việt, bát hương là vật phẩm thiết yếu trong việc lưu giữ những giá trị tâm linh, nơi cầu khấn Phật, thánh thần, tổ tiên gia hộ và là nơi để tưởng nhớ cội nguồn gia đình. Khói hương được xem là hình ảnh tượng trưng cho sự giao thoa tâm linh cõi dương – cõi âm, cõi người – cõi bề trên. 

Bàn thờ ba bát hương phổ biến nhất trong văn hoá người Việt

Ý nghĩa đặt ba bát hương trên bàn thờ

Thuở xa xưa, người Việt quan niệm rằng bàn thờ đầy đủ nhất gồm ba bát hương. Mỗi bát hương tượng trưng cho đại diện mỗi bậc bề trên cõi tâm linh về ngự, hãy cùng bài viết tìm hiểu ý nghĩa ba bát hương trên bàn thờ

Bộ ba bát hương trên bàn thờ

Bát hương thờ chư Phật, chư thần linh

Bát hương lớn nhất được đặt ở chính giữa bàn thờ: thờ chư Phật, chư Bồ Tát, chư thần linh (Ngọc Hoàng, Thiên Mẫu, …)

Chư Phật là thầy của đấng giác ngộ với đại trí đại huệ cao cả. Lời dạy Phật giúp chúng ta giảm khổ đau trong đời bởi tham – sân – si. Chư Bồ Tát với những hạnh nguyên lớn lao, giúp nhắc nhở lòng từ bi bác ái của các Ngài, noi gương theo để thực hành ngay tại đời sống hằng ngày.

Thờ phụng chư Phật, chư Bồ Tát, chư thần linh để ta học theo hạnh nguyện tốt đẹp của bậc giác ngộ, tâm luôn hướng thiện để sống tốt đời đẹp đạo. Mong mỏi luôn theo đúng con đường chính đạo để tạo nên một cuộc đời an lạc, vui tươi.

Bát hương thờ Bà Cô, Ông Mãnh

Bát hương nhỏ được đặt bên trái bàn thờ: thờ Bà Cô, Ông Mãnh (những người chết trẻ trong gia đình, dòng họ).

Bà Cô là những người phụ nữ trẻ mất khi còn trẻ hoặc những phụ nữ trung tuổi mất khi còn độc thân. Bà Cô là những vong linh ở cõi âm còn lưu luyến nơi dương gian để giúp phù hộ, trông nom, để ý công việc của con cháu trong nhà.

Ông Mãnh là những người nam mất khi còn trẻ hoặc đàn ông trung tuổi còn chưa lập gia đình. Ông Mãnh là những người tu đạo theo nhà Phật hay đạo Mẫu, quản lý, giúp đỡ vong linh trong dòng họ ở cõi âm.

Bát hương thờ phụng Bà Cô, Ông Mãnh để mong muốn phù hộ con cháu luôn may mắn trong công việc. Mong soi đường chỉ lối con cháu đi đúng hướng để làm lành tránh dữ, giúp gia quyến vượt qua những khó khăn trong cuộc đời. Nhờ hương khói cạnh chư Phật mà cầu mong họ thêm phước báu để về cõi Phật an lành.

Bát hương thờ gia tiên

Bát hương nhỏ được đặt bên phải bàn thờ: thờ cửu huyền thất tổ, ông bà tổ tiên đã mất.

“Con người có tổ, có tông.

Như cây có cội, như sông có nguồn.”

Người Việt từ cổ chí kim luôn được răn dạy đặt hiếu đạo lên hàng đầu, tôn trọng các bậc ông bà. Nếu không có gia tiên thì không thể có thế hệ chúng ta ngày hôm nay. 

Song song đó, bát hương là nơi để chúng ta tỏ lòng tôn kính những người đã khuất, tri ân lòng biết ơn tới ông bà tổ tiên bằng việc lập hương án để phụng thờ. Mỗi nén hương là mỗi nguyện cầu gia tiên phù hộ độ trì gia đạo con cháu được êm ấm, công việc hanh thông, bình an trong cuộc sống.

Bên cạnh bát hương gia tiên là bát hương thờ Phật bảo, mỗi lần thắp hương cúng dường Phật bảo còn giúp gia tiên hưởng thêm phúc báu, mong họ bớt đau khổ, sớm tái sinh vào cõi an lành.

Lưu ý khi đặt ba bát hương trên bàn thờ

Chọn cho mình bát hương chuẩn, vị trí đặt bát hương như thế nào cũng rất là quan trọng, chúng ta cần lưu ý những điều sau đây:

Lựa chọn bát hương tốt để thờ cúng

Hiện nay, bát hương rất đa dạng về chất liệu khác nhau như đồng, sứ, gốm… Tuy nhiên, người dùng ưa chuộng nhất là bát hương bằng men sứ. Men sứ ưu điểm dễ vệ sinh, độ bền cao cùng với màu sắc hoa văn trang nhã càng tôn được vẻ đẹp truyền thống của bàn thờ gia tiên.

Bát hương không nên dùng màu vàng vì màu vàng là màu hoàng đế chỉ dành thờ quân, thần hoặc các vị có tước vị cao trong hoàng tộc.  Bát hương không nên dùng đá xanh, đá đen vì chỉ phù hợp với việc thờ cúng trong đền chùa, lăng mộ, miếu mả.

Dựa vào ngũ hành mà bạn có thể chọn bát hương phù hợp với phong thủy tốt nhất. Mệnh Thổ phù hợp chất liệu gốm hoặc sứ, bạn mệnh Thủy hoặc Kim sẽ phù hợp với bát hương đồng, mệnh Mộc nên mua bát hương màu xanh dương hoặc đen. Bạn thuộc mệnh Hỏa nên chọn bát hương màu cam, xanh lá cây…

Kích thước chuẩn của ba bát hương như sau: bát hương to nhất có đường kính từ 20 đến 24cm, hai bát hương còn lại có đường kính khoảng 18cm.

Hiện nay, hoa văn bát hương thường thấy là rồng, phượng, hoa sen, mặt trời,… được in chìm hoặc in nổi mà bạn có nhiều mẫu mã để bạn lựa chọn.

Vị trí của ba bát hương trên bàn thờ

Bát hương ở chính giữa bàn thờ, cách tường ít nhất 15cm, cách mép trước bàn thờ từ 10cm đến 15cm. Hai bát hương còn lại nằm cách bát hương giữa từ 5cm đến 10cm.

Bạn nên đặt trang trọng ba bát hương nằm ngang thẳng hàng với nhau, đặt phía ngoài và giữa bàn thờ nhằm thuận tiện cho việc hương khói mỗi ngày. Khi thắp hương bạn nên thắp hương bát hương lớn nhất trước rồi mới đến hai bát hương bên cạnh.

Các điều kiêng kỵ cần tránh khi đặt bát hương

Sau khi đã làm lễ cúng đặt cố định bát hương thì sau này bạn không nên tự ý thay đổi. Bởi vì, bát hương được xem là nơi ngự của bậc bề trên, bạn tự ý xê dịch sẽ làm kinh động bề trên khiến gia đình gặp nhiều bất trắc. Nếu bạn chuyển nhà hoặc thay đổi lại vị trí bát hương, bạn nên mời thầy có kinh nghiệm đến làm lễ xin phép được dịch chuyển bát hương. 

Vào ngày 23/12 âm lịch hàng năm, bạn nên thắp ngang xin phép bề trên để lau dọn bàn thờ. Bạn vệ sinh bát hương bằng nước sạch và giẻ riêng. Chân hương quá nhiều thì bạn cần rút chậm rãi, tránh cốt hương rớt ra ngoài và để lại số hương là số lẻ.

Cốt hương không được dùng cát vì cát được cho là chứa nhiều cặn bẩn, dễ đông cứng nên khó thắp hương. Cốt hương gồm tàn tro của cây lúa nếp và bộ thất bảo (vàng, bạc, ngọc, xà cừ, thạch anh, mã não, san hô đỏ) là tốt nhất.

Một số mẫu bát hương đẹp, chất lượng tốt

Bài viết sẽ giới thiệu đến bạn một số mẫu bát hương vừa đẹp, vừa chất lượng mà còn rất tốt phong thủy trong nhà bạn.

Bộ ba bát hương gốm sứ tráng men
Bộ ba bát hương ngọc lưu ly
Bộ ba bát hương màu nâu đồng
Bộ ba bát hương lưu ly xanh ngọc bích
Bộ ba bát hương sứ tráng men xanh lam

Sau khi tìm hiểu bài viết chắc chắn bạn đã giải đáp được ý nghĩa ba bát hương trên bàn thờ. Hy vọng bài viết đem đến cho bạn những thông tin hữu ích để chọn lựa cho mình bộ bát hương đẹp và chuẩn phong thủy.

Xem thêm:

Bàn thờ gia tiên có mấy bát hương là phù hợp nhất?

[Gợi ý] Cách chọn án gian chất lượng chuẩn phong thủy nhất

Hướng dẫn cách chọn sập thờ hợp phong thủy cho mỗi gia chủ

Bạn đang xem nội dung trên website: https://gokinhbac.com