Các loại gỗ trắc: Đặc điểm và cách nhận biết đơn giản

Các loại gỗ trắc từ lâu đã được xem là các loại gỗ quý hiếm. Giới sành đồ gỗ rất ưa chuộng và thường sưu tầm loại gỗ này. Vậy gỗ trắc có những đặc tính nổi bật gì mà lại được nhiều người “săn đón” đến vậy? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu thêm về sự đa dạng của dòng gỗ tự nhiên này nhé.

Gỗ trắc là loại gỗ gì?

Cây gỗ trắc tên khoa học là Dalbergia cochinchinensis. Cây có nguồn gốc từ các nước trong khu vực Đông Dương. Tại Việt Nam, cây phân bố tập trung ở các tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Quảng Trị và mọc rải rác ở khu vực Nam Bộ. Đây là loại cây thân lớn, cây trưởng thành thường có đường kính thân lên đến 1m, cao tới 25m.

Gỗ trắc là dòng gỗ thuộc nhóm I (nhóm gỗ quý hiếm nhất tại Việt Nam), có giá trị kinh tế rất cao. Đây là sản phẩm được khai thác từ cây gỗ trắc. Gỗ trắc là loại gỗ thân to, có mùi chua, trọng lượng nặng. Gỗ trắc còn có cái tên gọi khác là gỗ Cẩm Lai Nam Bộ. Thớ gỗ mịn màng, dẻo dai, khó nứt gãy, vân gỗ đa dạng, sắc nét và đẹp. Họa tiết chìm nổi uốn lượn giống như những đám mây. 

Đặc biệt, phần thân gỗ có chứa tinh dầu, nhờ vậy khi chế tác xong, thành phẩm thường có độ bóng, làm gia tăng giá trị về mặt thẩm mỹ. Hiện nay, gỗ trắc được ứng dụng khá phổ biến trong ngành nội thất. Gỗ được ưu tiên dùng để  sản xuất các sản phẩm nội thất thuộc hàng cao cấp. 

Mặt cắt của thân gỗ trắc.

Xem thêm trên wikipedia : Trắc

Vì sao gỗ trắc lại thuộc hàng quý hiếm nhất?

Nói đến độ quý giá của gỗ trắc thì giá thành là điều đầu tiên có thể nói lên được điều này. Trên thị trường hiện nay, gỗ trắc thường được tính theo khối lượng kg thay vì theo m3 như các loại gỗ khác. 

Với những loại gỗ trắc đẹp, có chất lượng tốt, giá có có thể lên đến hàng chục triệu. Vì vậy, gỗ trắc được tận dụng một cách triệt để, kể cả mùn cưa của gỗ. Bên cạnh đó, nhờ những đặc tính hiếm hoi mà ít loại gỗ nào có được góp phần làm cho cỗ trắc trở nên quý hiếm hơn.

Gỗ rất bền có tuổi thọ cao. Đối với những đồ dùng như tủ giường, bàn ghế làm từ loại gỗ này thì giá  trị sử dụng là cực kỳ lâu, tuổi thọ có thể lên đến hàng chục năm và lâu hơn nữa. Sản phẩm làm từ gỗ trắc khá bền, không bao giờ bị cong vênh, ngay cả khi phải chịu tác động từ nắng mưa hay thời tiết khắc nghiệt. Đặc tính chống mối mọt cực kì tốt.   

Độ đẹp của vân gỗ khá đa dạng, vân chìm nổi ẩn hiện như đám mây. Bên trong gỗ còn chứa tinh dầu, do đó độ bóng đẹp của gỗ sẽ tăng theo thời gian sử dụng. Khi đốt gỗ có mùi thơm rất dịu. Đây còn là loại gỗ lành tính, ko gây ra bất kỳ sự độc hại nào cho người sử dụng. Ngoài ra, sản lượng của dòng gỗ này ngày càng ít, nên gỗ càng trở nên quý hiếm.

Đặc điểm và cách nhận biết các loại gỗ trắc 

Căn cứ vào nhiều đặc điểm sinh thái như màu sắc, kích thước, kiểu vân gỗ,… mà gỗ trắc được chia làm các loại phổ biến như sau.

1.Gỗ trắc đỏ 

Gỗ trắc đỏ còn được biết đến với tên gọi là Hồng Mộc. Trắc đỏ được nhập khẩu chủ yếu từ Lào và Campuchia. Gỗ khá được ưa chuộng ở thị trường Trung Quốc. Gỗ trắc đỏ là một trong những loại gỗ quý hiếm trong dòng gỗ trắc. Loại gỗ này có đặc điểm là khi để lâu ngày thì gỗ sẽ chuyển sang màu đen nhưng có màu nhạt hơn so với gỗ trắc đen. Chất liệu gỗ cứng, không bị cong vênh, mối mọt. Gỗ mang hương thơm nhẹ nhàng của tinh dầu.

Nội thất khi chế tác từ gỗ trắc đỏ thường có màu sắc tươi sáng, bắt mắt, rất sang trọng. Nhiều người tin rằng, khi sử dụng các món đồ làm từ gỗ trắc đỏ trong nhà sẽ mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ. 

Gỗ trắc đỏ.

2.Gỗ trắc đen

Gỗ trắc đen còn được gọi là trắc ta. Gỗ được tìm thấy nhiều ở các khu vực rừng mưa nhiệt đới từ tỉnh Quảng Bình đổ vào. Gỗ có màu đen xám sang trọng, khối lượng nặng. Bề mặt bóng đẹp. Thớ gỗ mịn. Chất liệu gỗ rất cứng, khả năng chịu va đập tốt, không nứt vỡ trong quá trình gia công, cũng như chống mối mọt. 

Tuy có giá thành không bằng trắc đỏ nhưng gỗ trắc đen vẫn không hề thua kém về chất lượng cũng như giá trị sử dụng. Loại gỗ này chuyên dùng trong thiết kế, thi công nội thất, giường tủ, bàn ghế. Sản phẩm làm từ gỗ trắc đen mang lại sự đặc sắc và tinh tế. Bề mặt gỗ láng mịn, không  bắt bụi nên rất thuận tiện cho việc vệ sinh, lau dọn.

3.Gỗ trắc xanh

Là loại gỗ mang giá trị thẩm mỹ cao, được xếp vào nhóm quý hiếm. Gỗ rất được ưa chuộng bởi vẻ lung linh, huyền ảo. Vân gỗ rất đẹp. Khi tiếp xúc với ánh sáng, gỗ trắc xanh có thể chuyển sang nhiều màu khác nhau, còn trong bóng tối, gỗ mang màu xanh ngọc bích đặc trưng. Đây cũng là đặc điểm giúp bạn có thể phân biệt loại gỗ này dễ dàng với các loại gỗ khác. Chất gỗ cứng, nhưng dễ gia công, ít khi bị nứt nẻ hay biến dạng, không mối mọt. 

Gỗ có mùi hương dễ chịu, có thể xua đuổi côn trùng. Gỗ được dùng nhiều trong các thiết kế như: tượng gỗ, bộ ấm, đôn gỗ, tràng hạt, trang sức, vòng tay,…

Bộ tượng Phật Di Lặc bằng gỗ trắc xanh.

4.Gỗ trắc Nam Phi

Đây là dòng gỗ nhập khẩu từ Châu Phi, còn được gọi là trắc ngô. Gỗ trắc Nam Phi không có tinh dầu nên không có mùi thơm, bù lại chất gỗ khá cứng, nặng, vân gỗ đều và đẹp. Nhưng gỗ cũng có nhược điểm là tom gỗ khá to, gỗ dễ bị nứt nên giá thành thấp hơn. Gỗ có kích thước khá lớn nên được dùng trong sản xuất đồ mỹ nghệ, chiếu gỗ, tượng tam đa, bàn ghế phòng khách

5.Gỗ trắc vàng

Giống như trắc đen và trắc đỏ thì trắc vàng cũng là một loại gỗ quý hiếm, nhưng có giá trị thấp hơn 2 loại kia. Trắc vàng còn có tên gọi khác là trắc nghệ.  Ở nước ta, gỗ trắc vàng tập trung chủ yếu ở các vùng núi: Thừa Thiên Huế, Quảng Nam…Xét về độ bền, tính chất thì gỗ trắc vàng không có nhiều khác biệt so với các loại gỗ trắc khác. 

Chỉ có một điểm đặc biệt là gỗ trắc khi mới sử dụng thường có màu vàng, nhưng sau một thời gian, thì gỗ sẽ chuyển sang màu nâu sẫm sang trọng, bắt mắt. Chính vì vậy, mà các sản phẩm làm từ dòng gỗ này càng để lâu sẽ càng có giá trị.

 6.Gỗ trắc dây

Gỗ trắc dây thường được gọi bằng tên gọi  khác như là gỗ trắc gai. Gỗ trắc gai là họ cây bụi, dây leo. Thân gỗ trắc gai có kích thước nhỏ. Với những cây gỗ già dù có số năm tuổi rất lâu, mà đường kính thân tối đa cũng chỉ lên đến 30cm. Nhìn chung, gỗ trắc dây không có nhiều ưu thế như trắc đen hay trắc đỏ. 

Các đặc điểm, màu sắc, hình thái cũng không nổi bật nên giá thành của dòng này khá rẻ. Nhưng gỗ vẫn có đặc tính nổi trội là bền, không bị nứt gãy trong điều kiện thời tiết hanh khô. Vì vậy gỗ được ứng dụng sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ và  một số sản phẩm nội thất đơn giản.

Gỗ trắc được sử dụng để làm các món đồ nội thất nào? 

Gỗ trắc được dùng phổ biến trong các thiết kế nội thất. Nhiều gia đình rất ưa chuộng dòng chất liệu này để làm các bộ salon, giường, kệ tivi, tủ áo, … Những món đồ nội thất làm từ gỗ trắc mang lại vẻ đẹp vừa ấm cúng,  sang trọng, đẳng cấp mà vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống.

Bộ bàn ghế trắc thuộc hàng top của Việt Nam.
Sản phẩm nội thất từ gỗ trắc.

Các sản phẩm sàn gỗ làm từ cây trắc có màu sắc ấn tượng và sang trọng. Không chỉ bắt mắt về màu sắc, sàn gỗ trắc còn là  bức tranh sống động với những đường vân biến hóa đa dạng vân sọc, vân mây, vân hoa…Dòng gỗ này rất  thích hợp cho việc làm sàn gỗ.

Sàn gỗ bằng chất liệu gỗ trắc.

Ngoài ra, gỗ trắc còn được sử dụng chủ yếu trong những thiết kế mang tính tâm linh như tượng phật, tranh điêu khắc và cả những món đồ đồ thủ công mỹ nghệ,.. Dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân cùng với chất liệu gỗ trắc quý hiếm, bạn có thể chiêm ngưỡng được những tác phẩm như tượng Phật, tượng Đạt Ma, tượng Bồ Đề, lục bình gỗ,… vô cùng đặc sắc và ấn tượng.

Bình thủ công mỹ nghệ.

Trên đây là bài viết chia sẻ về các loại gỗ trắc. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm thật nhiều kiến thức hữu ích về các dòng gỗ, để bạn có thể dễ dàng tìm được cho mình những sản phẩm nội thất ưng ý, phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Xem thêm : GỖ TRẮC VIỆT NAM VÀ NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Bạn đang xem nội dung trên website: https://gokinhbac.com