Từ xưa đến nay, gỗ mun sọc Lào được biết đến là loại gỗ với độ bền lâu và vẻ đẹp riêng biệt hiếm có. Vậy gỗ mun sọc Lào có tốt như lời đồn không? Giá cả như thế nào? Hãy để gỗ Kinh Bắc giải đáp thắc mắc và báo giá gỗ mun sọc Lào ngay cho bạn nhé?
Xem Nhanh
Giới thiệu đôi nét về gỗ mun sọc Lào
Gỗ mun sọc Lào là một trong những loại gỗ quý hiếm, là dòng gỗ được các giới nghệ nhân nâng niu, tìm kiếm. Mọi người thường bị thu hút bởi những bộ bàn ghế gỗ mun sọc Lào vì vẻ đẹp hiếm có của nó.Vậy gỗ mun sọc Lào là loại gỗ gì mà lại thu hút đến vậy?
Gỗ mun sọc Lào là gỗ gì?
Gỗ mun sọc Lào là loại gỗ có nguồn gốc từ Lào, màu đen rất đặc trưng “ đen như mun”. Cây gỗ này cao từ 10 – 20m, đường kính lên đến 42 – 45cm, là loài cây ưa ánh sáng sinh sôi và phát triển khá chậm. Gỗ mun sọc Lào là cây gỗ nhỏ và thớ rất mịn. Loại gỗ này không bị mối mọt, không mục, rất bền. Ngoài ra, cây gỗ mun sọc Lào có đường vân đều, màu sắc đẹp, độc đáo và vô cùng chắc chắn. Không những vậy, nó còn có một đặc điểm rất đặc biệt đó là càng sử dụng thì gỗ càng sáng bóng.
Xem thêm trên Wikipedia : Mun
Đặc điểm nhận biết gỗ mun sọc Lào chuẩn nhất
Khi nhìn vào phía bên ngoài gỗ mun sọc Lào mới thiện ta sẽ thấy những vân gỗ mun có sọc màu xanh đen hay còn gọi là màu xanh kaki. Ngoài ra, có một phần nhỏ là màu vàng hoặc hơi đỏ. Sau khi để lâu thì sẽ chuyển dần thành màu đen bóng.
Để nhận biết một cách rõ hơn chúng ta cần kiểm tra thêm phần đế. Ta dùng nhám hoặc dao chà lên mặt đế của gỗ, nếu là gỗ mun sọc Lào sẽ xuất hiện vân gỗ xanh đen uốn lượn không theo một quy luật hay trình tự nào. Những vân gỗ đẹp như một bức tranh mà mẹ thiên nhiên ban tặng cho con người.
Cách phân biệt gỗ mun sọc Lào thật – giả
Hiện nay trên thị trường, chúng ta không ít lần gặp phải những loại gỗ mun sọc Lào giả, kém chất lượng. Vậy làm thế nào để có thể biết được đâu là gỗ thật đâu là gỗ giả? Chúng tôi sẽ bật mí cho bạn 2 cách phân biệt đơn giản nhất nhé!
- Phân biệt bằng màu sắc vân gỗ: Vân gỗ mun sọc Lào thật sẽ vô cùng sắc nét còn gỗ mun sọc Lào giả vân gỗ nhạt màu, không biến đổi khi để lâu trong không khí và những đường vân gỗ nhìn không đẹp mắt . Khi cắt cưa hay chặt vào gỗ mun sọc Lào giả sẽ có vết xước rất rõ ràng, còn gỗ mun sọc lào thật khi chặt vào rất phẳng và mịn.
- Phân biệt qua khối lượng: Gỗ mun sọc Lào thật sẽ có lõi đặc, cầm chắc, nặng tay, còn gỗ mun sọc Lào giả phần lõi hổng, nhẹ hơn rất nhiều.
- Phân biệt qua phần đế: Khi bạn chà phần đế nếu không thấy xuất hiện vân gỗ sọc màu đen tuyền, xanh tuyền hoặc nâu đen thì không phải gỗ mun sọc Lào.
Báo giá gỗ mun sọc Lào
Gỗ mun sọc Lào có giá bao nhiêu? Đây có lẽ là câu hỏi được nhiều người quan tâm bởi gỗ mun sọc lào là loại gỗ vô cùng quý hiếm, bền và đẹp.
Theo thực tế, giá gỗ mun sọc Lào còn phụ thuộc rất nhiều vào việc khách hàng mua gỗ thô chưa qua xử lý hay những tác phẩm gỗ đã được đục đẽo, điêu khắc… Ngoài ra, còn một số yếu tố khác như tuổi đời, màu sắc vân gỗ, đường kính cây… Cây có tuổi thọ càng lâu năm thì sẽ có giá thành càng cao và ngược lại.
Giá gỗ mun sọc Lào chưa qua chế tác
- Đối với những cây ít năm tuổi, đường kính và kích thước cây nhỏ sẽ có giá thành rẻ hơn dao động từ 40-50 triệu đồng/m3. Mức giá này chỉ mang tính chất tham khảo vì tùy theo tuổi thọ cây và từng thời điểm sẽ có sự chênh lệch giá nhất định.
- Đối với những cây đã có tuổi đời cao, màu sắc vân gỗ đẹp, chất lượng gỗ tốt, đường kính cây lớn… sẽ có giá rơi vào khoảng từ 80 – 120 triệu/m3 tùy vào từng thời điểm.
Qua đó có thể thấy, sự chênh lệch về giá của gỗ mun sọc Lào là rất lớn, phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng gỗ, màu sắc vân gỗ, tuổi thọ của cây.
Giá gỗ mun sọc Lào đã qua chế tác
Vì để chế tác từ một khúc gỗ thô trở nên có hình hài như: bàn ghế, tượng,… cần rất nhiều thời gian và công sức của người thợ mộc. Cùng với giá nguyên liệu vô cùng đắt đỏ nên giá các sản phẩm từ gỗ mun sọc Lào cũng không hề rẻ, không phải ai cũng sở hữu được.
- Giá một bộ bàn ghế, giường hay tủ… từ gỗ mun sọc Lào có thể dao động từ 150 – 500 triệu đồng hoặc có thể lên đến hàng tỷ đồng.
- Giá một bức tượng Phật làm từ gỗ mun sọc Lào có thể dao động từ 10 – 30 triệu đồng và có thể hơn thế nữa.
Gỗ mun sọc Lào làm đồ nội thất có tốt không?
Gỗ mun sọc Lào là loại gỗ nổi tiếng với sự bền, đẹp và chắc chắn nhưng liệu nó có nhược điểm gì không? Để hiểu rõ hơn về loại gỗ này chúng ta cùng tìm hiểu ưu, nhược điểm của loại gỗ này nhé!
Ưu điểm của gỗ mun sọc Lào
- Ưu điểm lớn nhất của gỗ mun sọc Lào là tuổi thọ, độ bền cao, chắc chắn, có vân gỗ vô cùng độc đáo và ít bị trùng lặp.
- Đây là loại gỗ dùng càng lâu sẽ càng sáng bóng, không bị vênh, trầy xước.
- Loại gỗ này còn được rất nhiều người xem như món đồ để đầu tư vì để càng lâu càng có giá trị và sự khan hiếm của nó.
Nhược điểm của gỗ mun sọc Lào
- Gỗ mun sọc Lào là loại gỗ quý hiếm nên giá thành của nó rất cao, người dùng khó có thể sở hữu được nó.
- Gỗ mun sọc Lào hay bị nứt chân chim khi gặp thời tiết khắc nghiệt.
Có thể thấy, với những ưu điểm tuyệt vời như trên, gỗ mun sọc Lào hoàn toàn xứng đáng nằm trong danh sách nhóm gỗ quý, có thể đáp ứng được mọi mong muốn của khách hàng khi lựa chọn sử dụng.
Một số đồ nội thất làm từ gỗ mun sọc Lào
Người Việt quan niệm những loại gỗ quý giúp xua đuổi vận hạn, tà ma, mang lại may mắn, tài lộc. Ngoài ra, gỗ quý còn tỏa hương thơm nhẹ nhàng giúp giảm căng thẳng.Và cũng chính màu sắc tự nhiên của vân gỗ tạo ra các món đồ phong thủy mang tính sang trọng, kỳ bí và tinh tế.
Vì vậy những sản phẩm như vòng tay phong thủy làm từ gỗ mun sọc Lào được nhiều người ưa chuộng. Ngoài ra, trong đời sống hằng ngày gỗ mun sọc Lào được dùng để làm bàn ghế, tủ hay giường, đồng hồ …
Thông qua bài viết trên đây, chúng tôi đã báo giá gỗ mun sọc lào một cách chuẩn xác nhất. Từ bài viết này, chắc hẳn không những giúp các bạn trả lời thắc mắc về giá, mà còn giúp bạn hiểu thêm về đặc điểm của loại gỗ này rồi phải không ạ! Hy vọng những thông tin mà bài viết cung cấp, bạn có thể lựa chọn cho mình một sản phẩm làm từ loại gỗ này phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của mình.
Xem thêm :
Gỗ Mun Hoa có tốt không? Được ứng dụng thế nào trong sản xuất đồ nội thất?
CÁC LOẠI GỖ MUN VÀ NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ MÀ BẠN CHƯA BIẾT
Bạn đang xem nội dung trên website: https://gokinhbac.com