[Chia sẻ] Tứ đại vương mộc là những loại gỗ nào?

Gỗ đóng vai trò thiết yếu và hiện hữu hàng ngày trong cuộc sống của con người. Rất dễ dàng để liệt kê tên của một vài loại gỗ, tuy nhiên liệu bạn có biết “Tứ đại vương mộc là những loại gỗ nào?”. Nếu còn đang băn khoăn, thì câu trả lời về bốn “vị vua” ấy sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây.

Điều kiện nào để được công nhận là “vương mộc”?

Với ¾ diện tích là đồi núi, Việt Nam may mắn sở hữu nhiều loại lâm sản quý giá, một trong số đó là gỗ. Thị trường đồ gỗ Việt Nam đa dạng từ chủng loại, màu sắc cho đến mẫu mã, kích thước. Vậy nên ta không khỏi đặt câu hỏi “Tứ đại vương mộc là những loại gỗ nào?”.

Nhớ rằng, không phải bất cứ loại gỗ nào cũng được công nhận là gỗ quý, và không phải bất cứ loại gỗ quý nào cũng được xem là “vương mộc”. Để được nhìn nhận như một vị vua, loại gỗ đó phải đáp ứng đủ những điều kiện như sau:

  • Có sản lượng khai thác rất ít. Đa phần gỗ quý là những cây gỗ lâu năm và đều nằm trong danh mục cấm khai thác hoặc hạn chế khai thác, nên sản lượng bán ra trên thị trường cực kỳ khan hiếm.
  • Có hương thơm đặc trưng. Một số loại gỗ có mùi hương nhẹ nhàng, thanh mát, dễ chịu. Chúng được dùng làm nguyên liệu của nước hoa, tinh dầu và được tin rằng có khả năng giảm căng thẳng, bệnh tật cho người sử dụng. 
  • Có đường vân gỗ độc đáo, màu sắc tự nhiên và độ bền cực kì cao. Nếu nhìn vào những công trình kiến trúc làm bằng gỗ có từ thời xưa, ta thấy rằng chúng vẫn được bảo tồn nguyên vẹn cho đến thời điểm hiện tại mà ít bị mục nát hay mối mọt.
  • Có quá trình bảo quản, chế tác phức tạp. Vì quý hiếm nên khâu sản xuất cũng rất kỳ công, đòi hỏi người thợ phải có nhiều kỹ năng, kinh nghiệm để có thể khai thác hết giá trị của gỗ.
  • Có ý nghĩa tâm linh. Về mặt phong thủy, đeo trang sức hay trưng bày nội thất bằng gỗ quý không những thể hiện địa vị của gia chủ mà còn giúp xua đuổi tà khí, thu hút tài lộc, bảo hộ gia đình.

Tứ đại vương mộc – Top 4 loại gỗ “vương giả” nhất Việt Nam

Nếu như bạn đã hiểu sơ lược về những điều kiện để được công nhận là “vương mộc”, vậy cùng tìm câu trả lời cho câu hỏi “Tứ đại vương mộc là những loại gỗ nào?”.

Gỗ hoàng đàn tuyết Lạng Sơn

Cây Hoàng Đàn, tên gọi khác là Tùng có ngấn, tên khoa học là Cupressus torulosa. Đây là một loại cây đặc hữu, sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ trên những dãy núi đá vôi cao chót vót, nơi mà hầu hết các loài thực vật không thể tồn tại.

Hoàng Đàn thuộc họ thông, sinh trưởng chậm, có tuổi đời lên đến hàng trăm năm. Khi trưởng thành, đường kính cây khoảng 0.5 – 1m và có thể cao trên 20m. Ở Việt Nam, cây có mặt ở nhiều tỉnh miền núi, nhưng tập trung phân bố và có chất lượng tốt nhất là ở Lạng Sơn.

Gỗ Hoàng Đàn có biệt danh khá kiêu kỳ, “loại gỗ của thần thánh”. Thời phong kiến, chúng được vua chúa sử dụng để xây dựng cung tẩm, làm bài vị hay các món đồ tế tự. Và vì có màu vàng đặc trưng nên còn được đẽo gọt để làm tượng Phật.

Trong lõi cây Hoàng Đàn chứa một lượng tinh dầu khá lớn nên gỗ Hoàng Đàn không bao giờ bị cong vênh hay bị mối mọt tấn công. Và đặc biệt, khi gặp không khí lạnh, tinh dầu sẽ tự động kết dính lại, tạo thành một lớp tuyết trắng, lấp lánh như sương.

Bên cạnh độ bền, tốt, đẹp, đẳng cấp của Hoàng Đàn còn thể hiện ở mùi hương. Tinh dầu mà cây tiết ra có hương thơm nhẹ nhàng, thoang thoảng, rất giống trầm hương. Vì thế sau khi chế tác, phần gỗ dư thừa vẫn được giữ lại để làm nước hoa.

Ngày nay, Hoàng Đàn nằm trong danh mục Sách Đỏ của Việt Nam và hầu như không còn được tìm thấy trong tự nhiên. Chính vì vậy mà giá cả của chúng vô cùng đắt đỏ và được các đại gia săn đón không thôi.

Phần tuyết trắng của hoàng Đàn tuyết Lạng Sơn

Gỗ tử đàn

Gỗ tử đàn, tên khoa học là Pterocarpus Santalinus. Cũng giống như những loại gỗ quý, tử đàn mất gần 500 năm mới có thể bắt đầu khai thác và có tuổi thọ lên đến hàng ngàn năm.

Gỗ được chia làm ba loại chính, nhưng loại mang tính thẩm mỹ và giá trị kinh tế cao nhất là Tử Đàn Tiểu Diệp Ấn Độ, hay còn gọi là “Vương mộc tử đàn” – vua của các loại gỗ.

Tử Đàn Tiểu Diệp Ấn Độ có màu đỏ hồng tự nhiên như màu rượu vang, xen kẽ với các đường vân sắc nét. Khi soi dưới đèn flat, ta sẽ thấy những hạt kim sa nhỏ lấp lánh trong các tom gỗ, vô cùng sang trọng và quý phái.

Đặc biệt gỗ Tử Đàn Tiểu Diệp Ấn Độ rất dày và cứng, có khả năng chống chịu các tác động vật lý nên không sợ cong vênh trong quá trình gia công. Thớ gỗ mịn màng và mùi hương dịu nhẹ, rất phù hợp để làm đồ nội thất trong các gian phòng.

Ngoài ra, loại gỗ này cũng được tin là có sức mạnh tâm linh vô cùng to lớn, có khả năng bảo hộ và đem đến tài lộc cho người dùng. Xuất thân từ Ấn Độ – cội nguồn của Phật giáo, Tử Đàn Tiểu Diệp hấp thụ tinh hoa của trời đất để tạo nên nguồn sinh khí dồi dào, mạnh mẽ.

Cây càng lâu năm thì linh khí hấp thụ được càng nhiều. Chính vì thế, gỗ Tử Đàn có chức năng điều hòa khí huyết, an thần, tránh tà, không những giảm bớt bệnh tật mà còn giảm bớt nỗi bất an, sợ hãi.

Màu đỏ hồng tự nhiên của tử đàn

Gỗ sưa

Cũng nằm trong nhóm “tứ đại vương mộc”, gỗ sưa là loại gỗ đặc trưng, phân bố chủ yếu ở Việt Nam. Chúng sống ở các rừng mưa nhiệt đới, nơi có độ ẩm cao và tầng đất sâu, dày. Thuộc loại cây lấy gỗ họ Đậu, tên khoa học là Dalbergia tonkinensis.

Gỗ sưa có nhiều chủng loại, nhưng hai chủng loại phổ biến là sưa trắng và sưa đỏ. Sưa trắng có màu sắc khá nhợt nhạt, hoa văn mảnh nhỏ, ít sắc nét nên không có tính ứng dụng cao, chủ yếu được trồng trên hè phố. 

Ngược lại với sưa trắng, sưa đỏ được mệnh danh là “đệ nhất vân”. Sưa đỏ có màu bã trầu và có vân trên cả bốn mặt cắt. Đường nét vân rất sắc sảo, uốn lượn ngẫu hứng, tạo ra nhiều hình thù độc đáo. Đặc biệt, khi đưa ra ánh sáng, vân sẽ óng ánh như bảy sắc cầu vồng.

Sưa đỏ trồng từ 8 – 10 năm là có thể thu hoạch. Lõi gỗ to, đanh cứng, và dày. Trong lõi có chứa tinh dầu nên không lo mối mọt xâm nhập. Thớ gỗ nhẵn, mịn, có độ dẻo dai cao, khả năng lưu hương lâu. Thậm chí không bị nứt nẻ khi đặt trong môi trường khắc nghiệt nhiều năm liền.

Hiện nay, gỗ sưa đang bị đe dọa do mất môi trường sống, số lượng trong tự nhiên không còn nhiều. Việt Nam xếp cây sưa vào nhóm cây cần bảo vệ nghiêm ngặt, vô tình làm gia tăng giá thành của loại gỗ này.

Gỗ sưa có đường vân trên tất cả mặt cắt

Gỗ trắc

Trắc, hay còn gọi là cẩm lai nam bộ, là một loại thực vật họ Đậu, được trồng nhiều ở các nước Đông Dương. Trắc được xếp vào nhóm I, tức là một trong nhóm gỗ quý hiếm nhất Việt Nam. 

Trắc sinh trưởng khá chậm, thuộc nhóm cây gỗ thân lớn như lim. Thớ gỗ đanh chắc, cứng và nặng. Chính vì thế trắc có tuổi thọ cao, giá trị sử dụng lên đến hàng trăm năm, chịu nắng chịu mưa cực kì tốt. Ngoài ra, hàm lượng tinh dầu trong gỗ cũng giúp trắc có độ bóng mượt nhất định.

Trắc có nhiều chủng loại và tất cả đều có màu sắc bắt mắt cũng như tính ứng dụng rất cao. 

  • Trắc đỏ hay còn được gọi là Hồng mộc, được giới chơi đồ Trung Quốc khá ưa chuộng và săn đón do có màu sắc tươi sáng, mùi thơm dịu nhẹ, thu hút, rất thích hợp để trưng bày, trang trí.
  • Trắc đen có độ cứng cực kỳ cao với khả năng chống chịu va đập rất tốt. Có thể xếp độ bền của loại gỗ này vào hạng nhất, nhì, khó có loại nào bền hơn. Hơn nữa trắc đen còn có độ bóng tự nhiên mà không cần phủ sơn nên giá thành khá đắt đỏ.
  • Trắc xanh ban ngày sẽ có màu xanh trong trẻo như lá cây non và ban đêm sẽ ánh lên màu ngọc bích. Màu sắc lung linh, huyền ảo của vân gỗ sẽ được thay đổi khi có ánh sáng mặt trời chiếu vào. Chính vì thế trắc xanh cũng rất được ưu ái khi làm đồ nội thất. 

Bên cạnh đó, cũng có nhiều loại gỗ trắc khác có giá thành phải chăng hơn và cũng có độ bền không hề kém cạnh như trắc vàng, trắc dây, trắc Nam Phi.

Gỗ trắc đỏ

Ứng dụng của tứ đại vương mộc trong đời sống

Vì mang tính thẩm mỹ cao, khả năng chống chịu tốt và các ý nghĩa về tâm linh, phong thủy mà tứ đại vương mộc được ứng dụng trong đời sống khá đa dạng và rộng rãi.

Bộ bàn ghế gỗ trắc đỏ sang trọng
Bàn thờ gỗ sưa cổ điển
Tượng phật làm từ “Vương mộc tử đàn”
  • Về làm đẹp: hộp đựng trang sức, nước hoa, tinh dầu, vòng đeo tay,…
Vòng tay làm bằng Hoàng đàn tuyết Lạng Sơn
  • Về dược liệu: là thành phần của một số loại thuốc chữa bệnh.

Bài viết chắc hẳn giúp bạn giải đáp phần nào câu hỏi “Tứ đại vương mộc là những loại gỗ nào?”. Tuy nhiên, nước ta còn sở hữu nhiều loại gỗ quý có giá trị không kém so với các loại gỗ đã nêu. Tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà bạn có thể lựa chọn loại gỗ thích hợp nhất.

Xem thêm:

Bạn đang xem nội dung trên website: https://gokinhbac.com