Gỗ dừa là loại gỗ quen thuộc của nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện nay, loại gỗ này ngày càng được sử dụng rộng rãi trong kiến trúc nội thất, đồ decor và đồ thủ công mỹ nghệ. Thế nhưng, nhiều người vẫn thắc mắc gỗ dừa có tốt không? Và ứng dụng của nó tuyệt vời như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Xem Nhanh
Gỗ dừa là gì? Đặc điểm của gỗ dừa
Gỗ dừa là gì?
Gỗ dừa là loại cây lấy gỗ tự nhiên, mọc thẳng, lá cây tập trung ở phần ngọn, cây không phân nhánh. Gỗ dừa được trồng nhiều ở khu vực có độ ẩm cao, đặc biệt là những vùng khí hậu nóng ẩm như nước ta. Đất thịt, đất pha cát rất phù hợp để loại cây này sinh trưởng và phát triển.
Đặc điểm của gỗ dừa
Một cây dừa trưởng thành có chiều cao trung bình từ 10 đến 20 mét, tuổi đời của nó dao động khoảng 40 tuổi.
Vỏ cây dừa là những lớp gỗ sần sùi, cứng cáp có màu nâu hoặc nâu đen. Lá cây phân nhánh, tàu lá dài, thẳng màu xanh. Quả cây dừa tạo thành từng chùm, có màu xanh mướt, hình tròn và vỏ ngoài cứng. Bên trong quả có cơm dừa và nước dùng để uống, chứa nhiều vitamin bổ dưỡng. Từ xa xưa, ông cha ta đã biết lấy quả dừa làm nước uống và gia vị trong chế biến các món ăn.
Thớ gỗ dừa có màu vàng nâu, đan kết chặt chẽ vào nhau từng lớp, có dạng hình xoắn ốc. Chính vì thế, khả năng chịu lực của loại gỗ này rất tốt cũng như chịu được các cơn lốc mà ít khi bị gãy đổ.
Thân gỗ dừa khá to lớn và dài, gỗ ít bị biến màu và độ bền cao. Loại gỗ này có giá trị cao, ngang hàng với gỗ bạch đàn, gỗ tràm,…
Ưu điểm của gỗ dừa
- Độ bền cao, chịu áp lực, chịu độ ẩm tốt nên việc chế tác trở nên đơn giản hơn.
- Tự nhiên, thân thiện với môi trường, không hóa chất độc hại, đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng.
- Được trồng hầu khắp các khu dân cư trong và ngoài nước, nên khả năng khai thác dễ dàng.
- Giá thành rẻ, phù hợp với mọi nhu cầu của khách hàng về kiểu dáng, màu sắc, mẫu mã.
Nhược điểm của gỗ dừa
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, gỗ dừa cũng có một số nhược điểm nhất định như sau:
- Có thể bị mối mọt xâm nhập nếu không bảo quản đúng. Trong quá trình chế tác, người thợ cần áp dụng các phương pháp sấy khô phù hợp.
- Độ thẩm mỹ của gỗ dừa thấp hơn các loại gỗ công nghiệp và gỗ tự nhiên khác.
Phân bố
Gỗ dừa là loại cây thân gỗ ưa ẩm nên thường sinh sống và phát triển nhiều ở các khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm. Chúng phát triển mạnh ở những vùng ven biển, sông hồ, nơi có nhiệt độ thích hợp trong khoảng 20 đến 35 độ C. Diện tích đất phù hợp để trồng dừa là dưới 500 mét. Hiện nay, loại cây này được trồng ở hầu khắp mọi quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, gỗ dừa có mặt từ Bắc tới Nam, đặc biệt ở các vùng biển phía Nam nó được trồng rất nhiều.
Gỗ dừa có tốt không?
Gỗ dừa đã quá quen thuộc với đời sống chúng ta bởi sự tiện lợi và an toàn. Ngoài việc sử dụng trái dừa làm thức uống bổ dưỡng, cơm dừa làm nguyên liệu phổ biến cho các món ăn, thì thân cây dừa còn có công dụng to lớn tuyệt vời. Phần thân của gỗ dừa chắc chắn, độ bền cao, chịu lực tốt nên được sử dụng nhiều cho đồ thủ công mỹ nghệ và xây dựng nhà ở, các công trình thủy lợi công cộng,…
Bên cạnh đó, cấu trúc gỗ liên kết chặt chẽ, chắc chắn giúp chống lại thiên tai như lốc, bão,… rất tốt.
Do đặc tính thớ gỗ hình xoắn ốc nên việc tạo ra tấm ván cưa từ gỗ dừa khá hiệu quả. Mặc dù gặp nhiệt độ cao gỗ dừa có thể bị uốn cong, nhưng có thể khắc phục được với tay nghề chuyên nghiệp, cùng các phương pháp như sử dụng đá balat. Ngoài ra, việc giảm độ ẩm cho phù hợp của thân gỗ dừa trong quá trình xuất khẩu bằng kỹ thuật tạo nhiệt đã được các nhà nghiên cứu áp dụng thành công.
Gỗ dừa có đường vân tự nhiên, tuổi đời càng già thì vân gỗ càng rõ và đẹp, sử dụng làm đồ thủ công mỹ nghệ rất phù hợp.
Sản phẩm làm từ gỗ dừa không lo bị ẩm mốc vì nó chịu nước tốt. Độ chịu lực khi va đập cao kết hợp việc sử dụng càng lâu thì gỗ càng bóng khỏe, khó tìm thấy điều này ở những loại gỗ tự nhiên khác.
Nói tóm lại, gỗ dừa là một loại gỗ tốt. Ngoài ra, loại gỗ này được ưa chuộng còn bởi giá thành phải chăng và nguồn cung dồi dào, đáp ứng nhu cầu cao của người sử dụng.
Ứng dụng đa dạng của gỗ dừa
Ngày nay, chất lượng cuộc sống của con người càng cao thì nhu cầu sử dụng sản phẩm tự nhiên, lành tính càng được ưa chuộng hơn. Gỗ dừa vừa bền, chắc lại không độc hại, thân thiện với môi trường. Đó là lý do tại sao nhiều người có xu hướng dùng gỗ dừa nhiều hơn. Từ xa xưa, ông cha ta đã biết dùng lá dừa để lợp mái nhà, che vách tường, thân dừa để dựng nhà ở. Với những đặc tính tuyệt vời của gỗ dừa, người thợ chế tác đã tạo ra những sản phẩm đa dạng về màu sắc, mẫu mã, kiểu dáng, ứng dụng hiệu quả trong trang trí nội thất, công trình công cộng và đồ thủ công mỹ nghệ.
1. Gỗ dừa trong xây dựng
Gỗ dừa dùng làm nhà
Thân dừa cao to được người thợ sử dụng để làm ván hoặc cột nhà vững chắc. Riêng những loại thân dừa nhỏ hơn thì được dùng làm chân cột dựng nhà. Các quán cà phê, homestay, khu du lịch, nhà hàng, quán ăn,… cũng tận dụng gỗ dừa để làm đồ trang trí đơn giản hay để dựng nhà, tạo nên không gian thoáng mát, đơn giản, dễ chịu thu hút khách du lịch ghé thăm.
Gỗ dừa dùng lát sàn
Với xu hướng sử dụng sản phẩm trong nhà thân thiện với môi trường thì gỗ dừa là sự lựa chọn không thể thiếu. Ngoài việc lát sàn bằng xi măng, đá, gạch men,… thì sử dụng sàn gỗ bằng dừa giá cả phải chăng lại đảm bảo sức khỏe cho người dùng. Hơn nữa, đường vân gỗ đẹp kết hợp màu sắc, kiểu dáng đa dạng còn tạo cho không gian ngôi nhà bạn thêm phần tự nhiên, hài hòa và ấn tượng.
Nội thất làm bằng gỗ dừa
Nội thất làm từ gỗ dựa hiện nay khá phổ biến. Dù là gia đình theo phong cách truyền thống hay hiện đại, thì sử dụng đồ đạc từ gỗ dừa là không thể thiếu. Chúng ta thường bắt gặp gỗ dừa trong các sản phẩm trang trí nhà ở như: cửa ra vào, bàn ghế, giường tủ,…dễ dàng di chuyển, tiện lợi và giá cả phải chăng. Vân gỗ dừa khá bắt mắt đem lại vẻ nổi bật cho không gian nhà bạn.
2. Gỗ dừa trong đời sống
Đũa làm từ gỗ dừa
Thông thường chúng ta biết đến các loại đũa làm từ inox, tre, trúc,… dễ bị gãy hay mối mọt xâm nhập do độ ẩm. Việc sử dụng đũa từ gỗ dừa vừa nhẹ, không độc hại lại chống thấm dầu cao, an toàn khi sử dụng. Các loại đũa làm từ gỗ dừa chất lượng cao đang được sử dụng nhiều trong các căn bếp hiện nay tại các gia đình ở nước ta.
Đồ gia dụng từ gỗ dừa
Do đặc tính nhẹ, bền, dễ bảo quản mà gỗ dừa khá quen thuộc với những đồ dùng trong gia đình như: ấm trà, ly uống nước, bát, vá, xủi,… Được chế tác bền đẹp, bắt mắt, ít hư hỏng vỡ nát, mọi người có xu hướng sử dụng gỗ dừa ngày càng nhiều.Bên cạnh đó, các sản phẩm gia dụng làm từ gỗ dừa không có hóa chất độc hại đem lại sự yên tâm cho người sử dụng.
3. Gỗ dừa trong thủ công mỹ nghệ
Không chỉ dùng trong sản xuất trang trí nội thất gia đình, gỗ dừa với độ bền chắc, được thiết kế tạo nên những đồ thủ công mỹ nghệ tinh xảo, độc lạ. Người thợ thủ công có thể tận dụng những mảnh gỗ vụn vỡ để tạo nên các sản phẩm nhỏ xinh lại mang giá trị kinh tế cao. Chúng thường được bày bán nhiều tại các cửa hàng, địa điểm du lịch nhằm mục đích quảng bá, thu về lợi nhuận cao.
Giá trị kinh tế của gỗ dừa như thế nào?
Với những ưu điểm của gỗ dừa và nhu cầu sử dụng sản phẩm tự nhiên, thân thiện với môi trường, dòng gỗ này đã và đang mang lại giá trị kinh tế cao cho người kinh doanh. Thay vì bỏ đi thì chúng ta có thể tái sử dụng nguồn thải từ cây dừa lâu năm. Không chỉ tạo nên các dòng sản phẩm đẹp mắt, ứng dụng vào đời sống trong nước mà gỗ dừa còn được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, đem về nguồn thu lớn.
Một thống kê gần đây đã chỉ ra rằng, cứ hơn 100.000 héc ta rừng ở miền Tây thu về 200 triệu USD xuất khẩu mỗi năm. Riêng các sản phẩm làm từ gỗ dừa chiếm tỷ trọng hơn 20% trong số đó.
Gỗ dừa đã góp phần không nhỏ trong việc tạo dựng thương hiệu quốc gia và ảnh hưởng ra các nước trên thế giới. Vì thế, mọi người có xu hướng sử dụng gỗ dừa nhiều hơn.
So với nhiều loại gỗ khác, giá của gỗ dừa khá rẻ. Tuy nhiên, việc di chuyển, chế tác và lắp đặt không quá khó, giá trị thẩm mỹ và sử dụng cao nên được nhiều người ưa chuộng. Nguồn cung cao kết hợp nhu cầu dùng nhiều đem lại nguồn kinh tế lớn cho nước ta hiện nay.
Kết luận
Gỗ dừa đã dần trở nên quen thuộc với đời sống của con người từ xa xưa đến hiện đại. Không chỉ giúp tạo ra giá trị kinh tế lớn mà nó còn khắc phục được tình trạng khai thác lượng gỗ tự nhiên quý hiếm khác. Vậy theo bạn gỗ dựa có tốt không? Với những thông tin được nêu trong bài, hy vọng bạn sẽ tìm ra câu trả lời cũng như biết được ứng dụng của loại gỗ này trong đời sống.
Để đọc thêm thông tin về các loại gỗ khác, các bạn vui lòng truy cập vào website: https://gokinhbac.com/
Xem thêm