Sử dụng đồ nội thất chế tác từ gỗ Gụ đang là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều người. Nhưng liệu rằng bạn đã biết cách nhận biết gỗ Gụ một cách đơn giản và chính xác nhất chưa? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về đặc điểm của loại gỗ này, cũng như một vài gợi ý để nhận biết đâu là gỗ Gụ thật, có chất lượng và độ bền cao nhé!
Xem Nhanh
Gỗ Gụ là loại gỗ như thế nào?
Gỗ Gụ hay còn được biết đến với các tên gọi khác như Gụ Hương, Gõ Dầu, Gụ Lau…là loại cây thân gỗ, thuộc họ nhà Đậu. Tên khoa học của loại gỗ này là Sindora Tonkinensis. Gỗ Gụ sinh sống và phân bố chủ yếu ở vùng rừng rậm nhiệt đới thường xanh.
Ngoài ra, đây cũng là loại gỗ quý hiếm được xếp vào nhóm 1 cùng với gỗ Mun, gỗ Hương, gỗ Trắc… Hiện nay, gỗ Gụ tự nhiên còn rất ít, nằm sâu trong những cánh rừng già ở các nước như Việt Nam, Lào, Campuchia, Nam Phi. Thân cây của chúng thẳng, ít nhánh nên được ứng dụng nhiều trong việc chế tác đồ nội thất như trường kỷ, bàn ghế, tủ, sập thờ…
Về tỷ trọng, Gỗ Gụ được xem là loại gỗ có tỷ trọng lớn, khối lượng nặng hơn các loại gỗ thông thường khác. Thân cây có đường kính lớn giúp cho việc thiết kế, tạo kiểu các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ luôn dễ dàng.
Có mấy loại gỗ Gụ?
Phân loại gỗ Gụ không dựa vào tên khoa học, mà thường được gọi theo các đặc điểm về sinh thái. Tùy vào nguồn gốc, xuất xứ, màu sắc… sẽ có những tên gọi khác nhau. Trên thị trường hiện nay phổ biến với 5 loại gỗ Gụ như sau:
Gỗ Gụ Ta:
Đây là loại gỗ quý hiếm nhất, phân bố chủ yếu ở tỉnh Quảng Bình. Bởi được khai thác từ những cánh rừng nguyên sinh,tuổi khai thác đến hàng trăm năm. Vì thế gỗ Gụ Ta có giá trị cao nhất trong 5 phân hệ gỗ Gụ. Đặc điểm nổi bật của loại gỗ này là tâm gỗ mịn, rắn chắc, màu sắc tự nhiên nên rất được ưa chuộng.
Gỗ Gụ Mật:
Loại này phổ biến hơn gỗ Gụ Ta, bởi chúng được trồng phổ biến theo kiểu công nghiệp. Gỗ Gụ Mật khi khai thác đem về xẻ ra từng tấm sẽ có màu vàng nâu, các thớ gỗ có màu nâu đen. Nhưng theo thời gian nó sẽ sẫm lại, bóng bẩy như màu mật ong. Gỗ Gụ Mật được trồng nhiều ở Gia Lai và nhập khẩu từ Lào về Việt Nam.
Gỗ Gụ Lào:
Loại gỗ này có nhiều điểm tương đồng với gỗ Gụ ta nhất. Chúng được khai thác tại Lào và xuất khẩu qua Việt Nam qua đường thương mại.
Gỗ Gụ Căm
(gỗ Gụ Campuchia): Chất gỗ Gụ Căm cũng giống như gỗ Gụ Mật, có giá trị cao. Đây là loại gỗ được khai thác ở Campuchia và cũng được xuất khẩu về Việt Nam.
Gỗ Gụ Nam Phi:
Đây là loại gỗ Gụ có giá thành rẻ nhất trong 5 loại gỗ Gụ. Tuy nhiên, chất gỗ của nó cũng tương đối tốt, có độ bền và chắc. Chúng được nhập khẩu từ các nước Châu Phi thông qua Nam phi để nhập khẩu về thị trường Việt Nam.
Cách nhận biết gỗ Gụ đơn giản và chính xác nhất
Để tránh trường hợp nhiều khách hàng mua phải sản phẩm nội thất làm từ gỗ Gụ kém chất lượng hoặc không nguyên khối. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu những cách thức nhận biết đơn giản nhất giúp bạn không phải là dân chuyên về đồ gỗ vẫn có thể phân biệt được đâu là gỗ Gụ thật, đâu là gỗ Gụ giả.
Cách nhận biết gỗ Gụ về màu sắc
Màu sắc của gỗ Gụ rất đặc biệt. Bởi chúng có thể thay đổi theo từng giai đoạn. khi mới khai thác thường có màu vàng nhạt hoặc vàng trắng. Nếu để lâu sẽ chuyển thành màu nâu thẫm. Những sản phẩm đồ nội thất làm từ gỗ Gụ khi được đánh bóng bằng vecni thì gỗ lại có màu nâu đậm, hoặc nâu đỏ rất đặc trưng.
Gỗ Gụ càng lâu năm, màu sắc đồ nội thất càng có màu nâu thẫm, bóng mịn, không có vết nứt hay các chi tiết bị rỗ trên bề mặt. Chính đặc điểm về màu sắc này mà gỗ Gụ rất được ưa chuộng để chế tác nên đồ nội thất mang ý nghĩa về tâm linh như sập thờ gỗ gụ, ban thờ… Chúng đem đến vẻ trang nghiêm cho mọi không gian với tông màu nâu trầm ấm từ loại gỗ quý hiếm này.
Cách nhận biết gỗ Gụ về vân gỗ
Gỗ Gụ sở hữu thớ gỗ rất thẳng, vân đều, mịn và rất đẹp mắt. Đây là cách nhận biết gỗ Gụ đơn giản nhất mà bạn có thể tham khảo qua.
Vân gỗ Gụ có hình dáng như những đóa hoa vô cùng đa dạng về kiểu dáng. Đồng thời đường nét các vân gỗ lại vô cùng mềm mại, tinh tế và độc đáo. Do đó, các sản phẩm nội thất làm từ chất liệu gỗ này luôn được đánh giá cao về tính thẩm mỹ.
Cách nhận biết gỗ Gụ về mùi hương
Gỗ Gụ có mùi thơm tự nhiên, hơi chua. Tuy nhiên, nó không hăng nồng hay tạo cảm giác khó chịu khi ngửi. Đây là cách nhận biết gỗ Gụ trực quan nhất, không đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm hay kiến thức chuyên môn.
Cách nhận biết gỗ Gụ về chất lượng gỗ
Gỗ Gụ là một trong những loại gỗ quý hiếm nên luôn đứng đầu về độ bền. Loại gỗ này cũng sở hữu các đặc tính như kết cấu gỗ chắc chắn,chất gỗ đặc nên chống được mối mọt, không cong vênh, dãn nở khi gặp thời tiết thay đổi. Vì vậy, các sản phẩm đồ nội thất sản xuất từ gỗ Gụ đều có tuổi thọ cao, có thể lên đến cả hàng trăm năm tuổi.
Những lưu ý để sử dụng và bảo quản đồ nội thất gỗ Gụ
Không thể phủ nhận gỗ Gụ là loại gỗ có độ bền cao, chất lượng gỗ tốt. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bạn cũng cần lưu ý những điều sau đây để giúp cho các sản phẩm nội thất có độ bền mãi theo thời gian và luôn sáng bóng.
- Chọn vị trí để đặt các sản phẩm gỗ Gụ sao phù hợp với diện tích, không gian của ngôi nhà. Tránh để tại nơi có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, hoặc nơi ẩm thấp. Bởi điều kiện thời tiết như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, gây các hiện tượng như xuất hiện các vết nứt trên bề mặt, làm phai màu…
- Không dùng các vật sắc nhọn như dao,kéo để vẽ lên bề mặt gỗ đồ nội thất. Điều này không chỉ làm mất tính thẩm mỹ mà còn gây hỏng hóc, trầy xước, ảnh hưởng không nhỏ đến độ bền của sản phẩm.
- Thường xuyên lau chùi bụi bẩn là điểu vô cùng cần thiết. Để giúp gỗ Gụ luôn sáng bóng trong suốt quá trình sử dụng, bạn có thể sử dụng bột baking soda hòa với nước rồi khuấy đều. Sau đó sử dụng khăn sạch, mềm thấm hỗn hợp để lau bàn ghế, tủ, sập gỗ… từ gỗ Gụ.
- Ngoài cách dùng baking soda, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp sử dụng nước chè đặc để giúp sản phẩm đồ nội thất lên màu đẹp. Một điều cần lưu ý là không nên sử dụng nước thường để lau chùi. Bởi nó làm cho nước sơn bị bong tróc và phai màu. Sử dụng tinh dầu cam để làm sáng bóng bàn ghế, tủ, sập thờ cũng được xem là cách đem lại hiệu quả cao. Đồng thời tinh dầu còn đem lại mùi hương dễ chịu và thư giãn.
Lời kết
Hy vọng qua những thông tin bổ ích của bài viết này, bạn sẽ có thêm thật nhiều kiến thức để hiểu rõ hơn về đặc điểm của gỗ Gụ, các loại gỗ Gụ phổ biến hiện nay cũng như cách nhận biết gỗ Gụ đơn giản và chính xác nhất. Đây cũng là những kinh nghiệm hữu ích giúp bạn có thể biết cách phân biệt đâu là gỗ Gụ thật, đâu là gỗ Gụ giả. Từ đó bạn sẽ dễ dàng chọn lựa cho mình sản phẩm nội thất đạt chất lượng, xứng đáng với chi phí bỏ ra.
Xem thêm:
- [Tổng hợp] Các loại gỗ Gụ và ứng dụng trong sản xuất đồ nội thất
- Cách nhận biết gỗ lim đơn giản cho người không chuyên
- Cách nhận biết gỗ xà cừ để mua nội thất chuẩn
- 4 cách nhận biết gỗ căm xe đơn giản nhưng ít ai biết
- Cách nhận biết gỗ sồi để tránh mua phải nội thất giả
Bạn đang xem nội dung trên website: https://gokinhbac.com