Trên thị trường nội thất hiện nay thì gỗ sồi được sử dụng khá phổ biến bởi màu sắc sáng cùng đường vân gỗ đẹp tự nhiên, mộc mạc thích hợp với những căn nhà hiện đại ngày nay. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều khách hàng chưa biết cách nhận biết chính xác về gỗ sồi. Sau đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cơ bản về gỗ sồi và cách nhận biết gỗ sồi đơn giản và chính xác nhất.
Xem Nhanh
Thông tin cơ bản về gỗ sồi
Gỗ sồi là gỗ gì ?
Gỗ sồi có tên khoa học là Oak Wood. Đây là tên gọi chung của khoảng 400 loại cây thuộc chi Quecus phân bố chủ yếu ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Hiện nay, nguồn gỗ sồi chủ yếu ở việt Nam đều được nhập khẩu từ các nước Nga, Anh, Thuỵ Điển. Trong danh sách các nhóm gỗ ở Việt Nam thì gỗ sồi thuộc nhóm VII vì đây là dòng gỗ có trọng lượng nhẹ, dễ vận chuyển và thi công.
Sồi là một loại thực vật hạt kín. Thân gỗ sồi thường cao từ 19,5 đến 25,5m, gỗ sồi thường được khai thác khi cây có tuổi thọ trên 80 năm. Gỗ sồi mọc lá và ra hoa vào mùa xuân. Lá sồi được sắp xếp theo hình xoắn ốc, lá có hình răng cưa và có lề rất mịn.
Hoa sồi có cả hoa đực và hoa cái, hoa có hình dạng giống đuôi sóc. Quả là quả đấu và mất từ 6 đến 18 tháng quả mới có thể chín được. Hạt và lá của cây sồi có chất axit tannic giúp bảo vệ cây khỏi nấm bệnh.
Cây sồi là loài cây có thể sống ở các vùng đất khô cằn, sỏi đá, những nơi có tầng đất thịt mỏng nhất và không thể sinh trưởng được ở những nơi bị trũng không thoát nước. Cây gỗ sồi có thể sinh trưởng trong nhiều điều kiện khí hậu khác nhau từ nhiệt độ 7 đến 21 độ. Cây sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ môi trường là 13 độ.
Vì đặc tính có thể chịu lạnh tốt nên gỗ sồi được trồng rộng rãi tại những vùng ôn đới lạnh như các nước châu Mỹ, châu Âu, châu Á và Bắc Phi. Trong đó Bắc Mỹ là nơi chiếm lượng gỗ sồi lớn nhất thế giới lên tới 90 loại ở Hoa Kỳ, 160 loại ở Mexico. Ở Trung Quốc cũng có hơn 100 loại gỗ sồi đặc hữu.
Xem thêm trên Wiki : Sồi
Có mấy loại gỗ sồi ?
Về chủng loại thì gỗ sồi tự nhiên được chia ra làm 2 loại chính đó là sồi đỏ và sồi trắng với các đặc tính khác nhau.
Gỗ sồi trắng:
Gỗ sồi trắng có tên khoa học là White Oak. Khối lượng trung bình của gỗ sồi trắng là 769/m3 và độ cứng là 6049N. Gỗ sồi trắng có tâm gỗ từ nâu nhạt đến nâu đậm. Gỗ sồi trắng có cấu trúc vân gỗ thẳng và dài hơn so với gỗ sồi đỏ. Loại gỗ này có khả năng kháng sâu mọt tấn công do trong thân có chứa hàm lượng tanmin cao.
Gỗ sồi trắng có khả năng chống thấm rất tốt nên thường được lựa chọn làm nguyên liệu đóng thuyền hoặc để thi công cho các dự án ngoài trời. Ngoài ra nó còn có mùi hương khá hấp dẫn. Gỗ sồi trắng có độ liên kết tốt, tom gỗ mau, hình vân thẳng rõ ràng, chóp vân cao nhọn, biên độ vân hẹp hơn gỗ sồi đỏ. Các sản phẩm từ gỗ sồi đỏ thường mang nét đặc trưng riêng và khá bắt mắt.
Gỗ sồi trắng có cấu trúc dạng trai nên thường được sử dụng làm thùng đựng rượu khá tốt. Đối với những nước châu Âu có truyền thống ủ rượu thủ công thì gỗ sồi trắng là một sự lựa chọn tốt.
Gỗ sồi đỏ:
Gỗ sồi đỏ có tên khoa học là Red Oak. Loại gỗ này có khối lượng trung bình khoảng 753kg/m3, độ cứng là 6583N, dát gỗ màu trắng đến màu nâu nhạt, tâm gỗ màu hồng. Gỗ sồi đỏ chịu được lực xoắn, có độ chắc trung bình, độ lực nén cao.
Gỗ sồi đỏ là loại cây lớn, phát triển mạnh trong các cánh rừng gỗ cứng tại miền Đông. Sồi đỏ có 8 loại được thương mại hoá, được phân bố rộng khắp miền Đông nước Mỹ. Mỗi loại sồi đỏ lại có những đặc tính khác nhau nhưng chúng đều có khả năng tạo hình, uốn lượn tốt. Gỗ sồi đỏ có trọng lượng riêng nhẹ hơn gỗ sồi trắng.
Gỗ sồi đỏ khá phổ biến với màu phớt hồng. Tom gỗ và vân gỗ thưa, rộng. Sồi đỏ có khả năng chịu máy tốt, độ bám dính vào ốc vít cao. Do có độ bám dính thay đổi nên gỗ sồi có thể sơn màu và đánh bóng để nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên người thợ làm cần phải cẩn thận, tỉ mỉ tránh cho gỗ bị nứt và biến dạng.
Gỗ sồi đỏ không có cấu trúc dạng trai như gỗ sồi trắng nên những thùng đựng rượu bằng gỗ sồi đỏ sẽ bị rò rỉ rượu ra bên ngoài. Gỗ sồi đỏ có đặc tính chống mục giữa, thối nên nên thường được sử dụng làm những đồ nội thất cao cấp như cửa, lót sàn, tủ bếp, ván đóng thùng, cầu gỗ……
Gỗ sồi trắng và gỗ sồi đỏ là hai loại gỗ có khả năng chống vết lõm và vết trầy xước mạnh mẽ, có độ chịu lực nén và lực uốn xoắn trung bình. Gỗ có độ chắc thấp nhưng bù lại rất dễ uốn bằng hơi nước. Tâm gỗ có thể chống mối mọt, sâu bọ, dát gỗ không thấm chất bảo quản.
Cách nhận biết gỗ sồi đơn giản và chính xác nhất.
Về màu sắc: Gỗ sồi được đánh giá là có màu sắc khá sáng.Gam màu chính của gỗ sồi là nâu nhạt. Có rất nhiều sản phẩm của gỗ sồi được giữ nguyên màu của gỗ bởi gam màu sáng này tạo nên sự gắn kết với thiên nhiên lại thêm phần hiện đại cho sản phẩm.
Về chất gỗ: Gỗ sồi khá chắc và nặng. Khối lượng trung bình của gỗ sồi là 750kg đến 800kg/m3. Độ cứng của gỗ sồi là từ 6000N đến 6600N.Tôm gỗ sồi mịn và sọc. Chất gỗ sồi có đặc tính chống mục giữa thối nát lại có độ kháng nước sâu nên rất được ưa chuộng làm cửa, sàn nhà, tủ bếp….
Về vân gỗ: Gỗ sồi tự nhiên có nhiều đường vân nhỏ sậm, rộng, giữa các thớ gỗ có màu sáng. Vân chạy dọc theo từng thớ gỗ và có hình như hạt nước chảy. Dạng vân đơn giản giúp cho những sản phẩm từ gỗ sồi mang vẻ thanh lịch và tinh tế.
Mẹo nhỏ: Ngoài những đặc điểm nhận biết trên thì còn một số mẹo nhỏ có thể giúp bạn nhận biết gỗ sồi đó là thử bằng sơn: Gỗ sồi có độ bám dính rất tốt nên bạn chỉ cần quét 1 lớp sơn mỏng và nhẹ lên gỗ thì lớp sơn đó đã ăn vào gỗ và lên màu rất đẹp. Đây là một cách nhận biết gỗ sồi rất đơn giản mà người người không chuyên về gỗ vẫn có thể thực hiện được.
Ứng dụng của gỗ sồi
Gỗ sồi là loại chịu máy tốt, có độ bám dính tốt, khả năng chịu lực xoắn cao. Màu sắc gỗ đẹp, vân gỗ rõ và mịn hơn nữa giá cả lại cực kỳ phải chăng nên gỗ sồi đã trở thành loại gỗ lý tưởng được rất nhiều gia đình lựa chọn làm bàn ghế, tủ đồ, thiết kế phòng….Nội thất bằng gỗ sồi luôn tạo cho ngôi nhà vẻ hài hòa với ánh sáng tự nhiên và hiện đại.
Với những ưu điểm vượt trội của mình thì giá trị của gỗ sồi đã được biết đến từ thời trung cổ ở các nước Châu Âu, ngày nay gỗ sồi vẫn rất được chưa chuộng trong làm đồ nội thất ở các nước phương Tây.
Trên đây chúng tôi đã cung cấp các thông tin cũng như cách nhận biết gỗ sồi đơn giản và chính xác. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn những sản phẩm nội thất từ gỗ sồi.
Xem thêm:
- Cách nhận biết gỗ lim đơn giản cho người không chuyên
- Cách nhận biết gỗ xà cừ để mua nội thất chuẩn
- 4 cách nhận biết gỗ căm xe đơn giản nhưng ít ai biết
- [Bật mí] Cách nhận biết gỗ Gụ đơn giản và chính xác nhất
Bạn đang xem nội dung trên website: https://gokinhbac.com