Gỗ lim là một loại gỗ quý có chất lượng cao, được nhiều người lựa chọn làm nguyên liệu cho những món đồ nội thất trong gia đình mình. Nhưng xác định đâu là gỗ lim thật đâu là gỗ lim giả trên thực tế không phải ai cũng biết. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn một số cách nhận biết gỗ lim đơn giản và chính xác nhất. Cùng đọc bài viết dưới đây để có những thông tin hữu ích về loại gỗ này nhé !
Xem Nhanh
Thông tin, đặc điểm của gỗ lim
Gỗ lim là tên gọi chung của tất cả các loại gỗ họ lim như lim xanh, lim vẹt, lim Lào, lim Nam Phi……Ở Việt Nam, giống gỗ lim phổ biến nhất là lim xanh là loài thực vật có tên khoa học là Erythrophleum Fordii, thuộc họ nhà Fabaceae, chi Erythrophrophleum và là một trong 4 loại gỗ thuộc nhóm tứ linh thiết: đinh, lim, sến, táu. Theo bảng xếp hạng gỗ tại Việt Nam thì gỗ lim xếp vào nhóm II, thuộc loại gỗ khá quý hiếm.
Cây gỗ lim thuộc loại thực vật gỗ lớn, khi trưởng thành cây có thể có chiều cao lên đến 30m. Gỗ lim thường tập trung sinh trưởng với nhau tại một khu vực lớn có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam hay một số nước Đông Nam Á như Đài Loan, Trung Quốc. Những cây gỗ sống lẻ thường có phân tầng thấp hơn. Cành non của cây gỗ lim có màu xanh lục. Vỏ của cây gỗ lim có màu nâu nhạt, có nốt sần khi bong ra sẽ xuất hiện lớp vỏ trong màu nâu.
Cây gỗ lim có thân thẳng, gốc bạnh nhỏ, lá và hoa khá giống với cây xoan đào nhưng quả thì thuôn dài hơn và hạt màu nâu đen dẹp. Cây gỗ lim có quá trình sinh trưởng khá chậm. Vòng đời sinh trưởng của cây gỗ lim chia thành 2 giai đoạn là cây non và cây trưởng thành. Cây non thì ưa bóng dâm còn cây trưởng thành thì lại ưa ánh sáng.
Xem thêm trên Wiki : Cây Lim
Ưu – Nhược điểm của gỗ lim
Ưu điểm
Gỗ lim có cấu trúc bên trong vô cùng chắc chắn, lại là cây gỗ lâu năm nên trọng lượng gỗ sẽ nặng hơn các loại gỗ khác. Cũng chính vì điều này mà gỗ có độ bên rất tốt không lo mối mọt tấn công. Các sản phẩm nội thất hay những ngôi nhà được làm từ gỗ lim đã có thời gian sử dụng lên đến hàng trăm năm mà không hề bị mối mọt, nứt nẻ, cong vênh hay ảnh hưởng của thời tiết.
Màu sắc của gỗ lim là màu nâu sẫm hay màu nâu cánh gián. Màu sắc bắt mắt này khiến cho những sản phẩm nội thất làm từ gỗ lim sang trọng và huyền bí.
Vân gỗ là những đường xoắn vào nhau kết hợp với màu sắc sang trọng, cổ kính tạo nên sự khác biệt của gỗ lim đối với những loại gỗ khác. Loại gỗ này còn mang trong mình ý nghĩa tâm linh nên được sử dụng nhiều ở đình chùa.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm trên thì gỗ lim cũng có một số nhược điểm như:
Gỗ có giá thành khá cao. Gỗ lim là một loại gỗ quý mà số lượng gỗ có chất lượng tốt ngày càng khan hiếm nên giá thành của gỗ khá cao. Để có thể dựng một ngôi nhà bằng gỗ lim vào thời điểm hiện nay sẽ tốn khá nhiều kinh phí.
Mùi tự nhiên của gỗ lim rất hắc có thể gây ra bệnh dị ứng mũi khi hít phải bụi cưa của gỗ lim. Gỗ có trọng lượng khá nặng nên quá trình vận chuyển hay gia công gỗ cũng gặp nhiều khó khăn.
Việc bảo quản gỗ lim cũng cần phải chú ý hơn những loại gỗ khác. Gỗ lim tự nhiên để quá lâu hay ngâm dưới bùn lâu sẽ làm gỗ chuyển từ màu nâu sang màu đen và làm mất đi tính thẩm mỹ của gỗ.
Các cách nhận biết gỗ Lim đơn giản
Nhận biết gỗ Lim qua mùi hương
Một trong những cách nhận biết gỗ lim đơn giản nhất đó là mùi hương. Gỗ lim dù đã qua chế biến hay còn nguyên khối thì đều có mùi hắc đặc trưng. Thậm trí còn có thể gây dị ứng cho những người mẫn cảm với mùi gỗ. Đối với những sản phẩm đã tái chế thì mùi hương này đã giảm bớt đi rất nhiều nhưng khi bạn ghé sát mũi vào ngửi thì vẫn có thể dễ dàng phát hiện.
Nhận biết gỗ Lim qua trọng lượng của gỗ
Trong các loại gỗ được dùng để trang trí nội thất thì gỗ lim là loại có trọng lượng khá nặng. Khi cầm hai khối gỗ có cùng kích thước trên tay thì ta có thể dễ dàng nhận ra đâu là gỗ lim. Gỗ lim có cấu trúc bên trong vô cùng chắc chắn nên trọng lượng nặng hơn các loại gỗ thông thường. Cũng nhờ có cấu trúc gỗ chắc chắn mà các sản phẩm từ gỗ lim không lo bị mối mọt, hư hại.
Tuy nhiên bạn cũng cần phân biệt được gỗ lim tươi với gỗ lim đã trải qua các công đoạn sấy khô. Gỗ lim tươi vẫn sẽ giữ được lượng nước nhất định trong gỗ nên sẽ nặng hơn gỗ lim đã sấy khô.
Nhận biết gỗ Lim bằng nước vôi trong
Cách nhận biết gỗ lim bằng nước vôi trong là cách chính xác nhất mà những người không chuyên về gỗ cũng có thể dễ dàng thực hiện được. Chỉ cần lấy một ít nước vôi trong bôi lên bề mặt của gỗ chưa sơn. Sau một giờ đồng hồ mà chỗ bị bôi nước vôi trong lên chuyển thành màu thâm đen thì đó chính là gỗ lim.
Vì gỗ lim là một loại gỗ quý nên khi làm thử nghiệm này bạn chỉ nên bôi lên 1 lượng nước vôi trong nhỏ để không làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ cũng như giá trị của gỗ.
Nhận biết gỗ Lim bằng dằm gỗ
Đối với những người chưa có nhiều kinh nghiệm về gỗ thì mẹo này cũng khá là hiệu quả. Tuy nhiên có rất ít người sử dụng mẹo này bởi nó khá là mạo hiểm và sẽ đem lại cho bạn cảm giác đau đớn mà bạn không hề muốn. Như đã giới thiệu thì gỗ lim là loại gỗ khá là cứng và chắc chắn nên dằm của nó cũng có độ dày và cứng nhất định. Vậy nên khi bị dằm gỗ đâm vào tay và có cảm giác đau như bị gai có nhiều ngạnh đâm phải thì đó chính là dằm của gỗ lim.
Một số sản phẩm làm từ gỗ Lim
Gỗ lim là loại gỗ được đánh giá khá cao về chất lượng gỗ bền, chắc, khả năng chống mối mọt và có màu sắc nổi bật, sang trọng. Từ xa xưa các bậc vua chúa, địa chủ đã lựa chọn loại gỗ này để dựng nhà, đóng thuyền…. Cho tới ngày nay thì gỗ lim vẫn được lựa chọn làm cột nhà, sàn nhà hay nguyên liệu để dựng nhà của những đại gia có sở thích sự sang trọng cổ kính.
Không những có độ bền tốt mà màu sắc nâu trầm của gỗ lim cộng với vân gỗ bắt mắt đã tạo nên vẻ sang trọng cho các sản phẩm nội thất. Các sản phẩm này dễ dàng kết hợp với mọi không gian từ hiện đại cho đến cổ kính. Những sản phẩm như bàn ghế, giường, tủ ……cũng rất được ưa chuộng.
Tương truyền rằng gỗ lim còn màn ý nghĩa tâm linh nên đã có rất nhiều ngôi chùa được dựng lên từ gỗ lim. Cũng vì điều này mà gỗ lim được lựa chọn để làm nguyên liệu cho các sản phẩm mang ý nghĩa tâm linh như bàn thờ, phòng thờ, lục bình gỗ…..
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ một số thông tin hữu ích về gỗ lim và cách nhận biết gỗ lim đơn giản, chính xác cho cả những người không chuyên. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong những trường hợp cần thiết.
Xem thêm:
- Cách nhận biết gỗ xà cừ để mua nội thất chuẩn
- 4 cách nhận biết gỗ căm xe đơn giản nhưng ít ai biết
- [Bật mí] Cách nhận biết gỗ Gụ đơn giản và chính xác nhất
- Cách nhận biết gỗ sồi để tránh mua phải nội thất giả
Bạn đang xem nội dung trên website: https://gokinhbac.com