Gỗ trắc đỏ đen – chỉ người sành gỗ mới hiểu hết giá trị

“Đinh, lim, sến, táu” – người chơi gỗ hay người không đều biết đến bốn loại gỗ này. Tuy nhiên, gỗ trắc đỏ đen chỉ những người sành trong giới mới biết và mới hiểu hết giá trị. Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về gỗ, các nhận biết và giá trị mang lại. 

Tác phẩm nghệ thuật được làm trắc đỏ đen với tạo hình giả đá

Gỗ trắc đỏ đen là gỗ gì?

Gỗ trắc đỏ đen là một loại gỗ trắc, có tên khoa học Dalbergia cochinchinensis, thân gỗ lớn, thường xanh, điều kiện sống thích hợp ở độ cao 450 – 500m, có những cây sống đến độ cao 1000m.  Đây là một loại gỗ có chất lượng tốt, chỉ đứng sau gỗ sưa đỏ. 

Gỗ trắc đa dạng với các loại như: Gỗ trắc đen; gỗ trắc nghệ; gỗ trắc xanh, gỗ trắc Thái, gỗ trắc dây và gỗ trắc đỏ đen. Đặc biệt, gỗ trắc đỏ đen, loại gỗ được người sành gỗ ưu tiên lựa chọn hàng đầu. 

Gỗ trắc đỏ đen có những ưu điểm như: 

  •  Độ bền: Gỗ trắc thuộc loài cây gỗ lớn sinh trưởng chậm, có khối lượng nặng, độ cứng cao, dai nên trong quá trình sử dụng không bị cong, vênh. Gỗ có độ bền cao,  không bị mối mọt trong quá trình sử dụng. 
  • Tính thẩm mỹ cao: Gỗ trắc có thớ gỗ mịn, vân gỗ to rõ ràng, đan xen hài hòa. 
  • Mùi gỗ: Không giống như gỗ trắc ngô (gỗ trắc Nam Phi) không có mùi, gỗ trắc đỏ đen có mùi thơm thoang thoảng. Mũi rất dễ chịu, chỉ dùng giấy ráp và đưa lên mũi ngửi cũng có thể cảm nhận được mùi thơm này. 
  • Sự lành tính: Không giống gỗ lim có mùi hắc nên dễ gây dị ứng với người dùng, Các sản phẩm làm từ gỗ trắc không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi sử dụng, cũng như không gây hại đến môi trường tự nhiên.
  • Cũng là loài gỗ quý hiếm nhưng gỗ trắc đỏ đen không phổ biến trên thị trường như đinh, gụ, sến hay táu. Hiện nay, gỗ trắc chỉ phân bố ở Đông Nam Á, Tại Việt Nam, gỗ trắc phân bố khu vực miền Trung Việt Nam như các tỉnh Quảng Nam (huyện Đông Giang, huyện Tây Giang, huyện Nam Giang, huyện Phước Sơn), tỉnh Quảng Trị, thành phố Thừa Thiên Huế, nhiều nhất tại Kon Tum. Ngoài ra, gỗ trắc đỏ đen còn được phân bố rải rác ở Lào, Campuchia và Thái Lan. 

Xem thêm trên Wikipedia : Trắc

Cách nhận biết gỗ trắc đỏ đen

Nếu không phải là người sành gỗ hoặc có những hiểu biết về gỗ, chúng ta dễ bị nhầm gỗ trắc với gỗ Cẩm Lai và nhiều loại gỗ khác. Dưới đây là những đặc điểm nhận biết gỗ trắc đỏ đen: 

  • Vân gỗ: Vân gỗ trắc đỏ đen rất đặc trưng, chỉ hai màu đỏ và đen, đan xen với nhau. Không giống như vân của một số loại gỗ khác dạng chỉ, vân của gỗ trắc đỏ đen tạo thành các mảng màu đỏ, màu đen to bản xen kẽ rất tự nhiên, không theo một quy luật nhưng lại tạo nên sự hài hòa và độc đáo. 
  • Màu sắc: Màu sắc đặc trưng của loại gỗ này  là màu đỏ (chính xác là màu mận chính) và đen, không bị phai màu theo thời gian sử dụng. 
  • Mùi gỗ: Một trong những cách để phân biệt gỗ trắc đó chính là ngửi, gỗ có mùi thơm nhẹ không nồng mùi như gỗ hương. 
  • Độ nặng: Là một loại gỗ chắc nên trắc đỏ đen rất nặng. Cùng một kích thước, nhưng trắc đỏ đen còn nặng hơn gỗ lim. 
  • Giá trị cao: Giá trị kinh tế của gỗ trắc đỏ đen rất cao, có thể lên đến hàng chục triệu đồng 1kg, nếu người bán đưa ra một giá thấp hơn nhiều so với giá mặt bằng thị trường, người mua nên xem kỹ lại gỗ, sản phẩm từ gỗ và cân nhắc lại quyết định của mình. 

4 giá trị tuyệt vời của gỗ trắc đỏ đen chỉ người sành gỗ mới hiểu

+ Giá trị về mặt kinh tế 

Gỗ trắc đỏ đen là gỗ loại I, vì chỉ phân bố một số quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, cộng thêm nạn khai thác rừng trái phép, khối lượng gỗ trắc đỏ đen khai thác ngày càng giảm, dẫn đến giá trị của gỗ ngày càng gia tăng theo thời gian.  Năm 2015, giá 1kg gỗ chỉ giao động từ 600.000 VNĐ – 800.000 VNĐ, hiện nay đã lên đến 10.000.000 VNĐ – 12.000.000VNĐ. 

Khi gia chủ sở hữu một đồ vật làm bằng gỗ trắc, ngoài việc để lại cho con cháu đời sau như một món đồ làm kỷ niệm, đồng thời, cũng là một món đồ mang lại giá trị kinh tế cao. 

+ Giá trị về sử dụng

Vì là một gỗ chắc, gỗ trắc đỏ đen không bị mối mọt, cong vênh trong quá trình sử dụng. Nếu được bảo quản trong điều kiện tốt, các đồ vật làm bằng gỗ trắc đỏ đen có thể tồn tại hàng trăm năm. Chính vì thế, gỗ trắc được ứng dụng nhiều trong ngành công nghệ sản xuất  nội thất và đồ gia dụng…

Khay trà nghệ thuật được làm từ gỗ trắc đỏ đen

+ Một số ứng dụng của gỗ trắc đỏ đen như:

  • Đồ gia dụng: Bàn ghế, tủ, giường, sập ngồi….
  • Đồ vật trang: Làm tượng phong thủy, các đồ thủ công mỹ nghệ. 
  • Đồ trang sức: Vì có vân gỗ độc đáo, gỗ được tiện để làm vòng tay, vòng cổ, trâm cài tóc. 
  • Đồ bếp: Gỗ có độ chắc, độ cứng, cộng thêm thớ gỗ mịn, gỗ trắc đỏ đen là một trong những nguyên liệu lựa chọn hàng đầu để làm thớt. Gỗ trắc đỏ dùng làm ấm pha trà, chén uống trà, cốc uống nước, chén, bát, đĩa, thìa, đũa, đĩa – một chất liệu an toàn trong quá trình sử dụng với trẻ nhỏ, người lớn tuổi, thân thiện với môi trường thay thế các sản phẩm làm bằng inox, gốm, sứ, thủy tinh.
Bộ bàn ghế trắc thuộc hàng top của Việt Nam.

+ Giá trị về mặt tâm linh

Là một loại gỗ thu hút được nhiều dương khí và năng lượng lượng mặt trời, đồng thời là một loại gỗ lành tính, gỗ trắc đỏ đen được chọn làm tượng phong thủy. 

 Khi gỗ trắc làm tượng phong thủy, mỗi tác phẩm mang ý nghĩa riêng của từng tác phẩm, giúp gia chủ trấn trạch trừ tà, mang lại bình an, may mắn, kích phát công danh và tài lộc, giúp gia chủ gia tăng năng lượng tích cực và sức khỏe. 

Bình hoa mai làm bằng gỗ trắc đỏ đen mang ý nghĩa phú quý phát tài

+ Giá trị về mặt nghệ thuật. 

Gỗ trắc rất khó để tìm nguồn cung cấp và giá thành cao, độ cứng của trắc đen khiến người thực hiện các công việc tạo hình nghệ thuật gặp khó khăn và gây gãy, hỏng dụng cụ, dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện công việc. 

Khi gia chủ chọn trắc đỏ làm đồ dùng trang trí, theo thời gian màu gỗ trắc đỏ bị ngả thành bã trầu hoặc vàng cam nên không thể hiện hết được vẻ đẹp của tác phẩm. 

Trắc đỏ đen như được trời ưu đãi khi lấy hết những ưu điểm của các loại trắc trong phân loài. Giá thành và độ cứng của gỗ thấp hơn, nguồn cung cấp của gỗ cũng đa dạng hơn gỗ trắc đen. 

Trong quá trình sử dụng, trắc đỏ đen không bị phai màu, theo thời gian đồ vật càng bật màu. Vì lượng dầu cao trong gỗ, khi được vệ sinh hàng ngày, gỗ sẽ càng bóng dù không được sơn vecni. 

Vân gỗ có hai màu đỏ đen hòa quyện, mỗi vân màu rõ ràng, tạo thành một mảng lớn, đan xen tự nhiên. Sản phẩm được tạo nên từ gỗ trắc đỏ đen mang một nét đặc trưng. Ngoài ra, các sản phẩm làm từ gỗ trắc đỏ đen toát lên một vẻ sang trọng và đặc biệt khẳng định người sở hữu nó là một người có gu thẩm mỹ tinh tế và độc đáo. 

———————————

Gỗ trắc đỏ đen không được nhiều người biết đến như đinh, lim, sến, táu hay gụ. Chỉ sau này khi người Trung Quốc thu mua nhiều thì gỗ trắc mới nổi tiếng. Với những thông tin về gỗ trắc đỏ đen, hy vọng bài viết mang lại những thông tin giúp cho những người không hiểu biết nhiều về gỗ có thêm sự chọn gỗ trong cuộc sống hàng ngày. 

Xem thêm :

Bạn đang xem nội dung trên website: https://gokinhbac.com