Gỗ Gụ là loại gỗ tự nhiên quý hiếm sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật về vân gỗ, màu sắc và chất lượng. Vậy các loại gỗ Gụ phổ biến hiện nay là gì? Chúng có đặc điểm ra sao? Gỗ Gụ được ứng dụng như thế nào vào việc sản xuất nội thất? Thông tin trong bài viết sau đây sẽ giải đáp cho bạn. Cùng theo dõi nhé!
Xem Nhanh
Thông tin cơ bản về gỗ Gụ
Gỗ Gụ hay còn có tên gọi khác như gõ dầu, gõ sương, gụ hương… là dòng thực vật có thân gỗ lớn thuộc nhóm họ Đậu. Đây là một trong những loại gỗ tự nhiên quý hiếm có giá trị cao. Có thể kể đến một vài đặc điểm nổi bật của gỗ Gụ như sau:
- Bán kính của thân gỗ Gụ sinh trưởng ở điều kiện bình thường là từ 0.6 -0.8m, có khi lên đến tầm 1m. Tuy nhiên, nếu so với gỗ Chò Chỉ hoặc các loại gỗ thân xốp khác thì đây được xem là mức bình thường, không quá to.
- Một cây trưởng thành có thể cao trung bình từ 20-30m.
- Gỗ Gụ có thân cây thẳng tắp, ít nhánh nên rất được ưa chuộng để sản xuất đồ nội thất cao cấp.
- Chất lượng gỗ tốt, độ bền cao, khả năng chống mối mọt hiệu quả, không bị cong vênh khi sử dụng.
- Màu sắc vân gỗ Gụ thường là màu vàng trắng hoặc vàng nhạt. Nếu để càng lâu sẽ chuyển thành màu nâu thẫm. Hình dáng vân gỗ giống những bông hoa, rất mịn, đều và đẹp mắt.
Xem thêm trên wikipedia : Gụ Lau
Các loại gỗ Gụ và đặc điểm, cách nhận biết
Cây gỗ Gụ phân bố ở môi trường rừng rậm nhiệt đới thường xanh. Nó được xem là loại thực vật kén chọn vùng phát triển vì chỉ thích hợp sinh trưởng ở những nơi mưa ẩm, độ cao không quá 700m so với mực nước biển. Nhất là khu vực địa lý có tầng đất dày, không bị ngập úng sau mưa lũ.
Các loại gỗ Gụ hiện nay được phân loại phần lớn là dựa trên nơi sản xuất, quốc gia, vùng miền nơi nó sinh trưởng, bao gồm những loại sau đây:
Gỗ Gụ Mật
Gỗ Gụ Mật là loại gỗ được trồng công nghiệp phổ biến ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Chúng phân bố nhiều nhất tại các tỉnh như Gia Lai, Nghệ An, Quảng Ninh.
Màu sắc của gỗ Gụ Mật có màu nâu đen, khi khai thác đem về, nếu xẻ ra thành miếng sẽ có màu vàng nâu. Nhưng càng để lâu năm, màu của gỗ Gụ Mật sẽ càng thẫm lại và có độ bóng như màu mật ong.
Chất lượng của gỗ Gụ Mật cực kỳ chắc và nặng giống gỗ Gụ Ta. Vân gỗ dạng xoắn đẹp mắt, bề mặt thớ gỗ láng mịn nên được dùng phổ biến trong sản xuất các đồ dùng nội thất có giá trị cao.
Gỗ Gụ Nam Phi
Đây là loại gỗ được khai thác ở Châu Phi sau đó thông qua đất nước Nam Phi để xuất khẩu qua Việt Nam. Chất lượng gỗ Gụ này cũng rất tốt, ít bị cong vênh và chịu được mối mọt.
Về mùi hương, gỗ Gụ Nam Phi có mùi hăng hơn các loại gỗ Gụ khác. Ngoài ra, tùy vào độ khô của gỗ, mà sẽ có màu sắc khác nhau như hồng nhạt, nâu đỏ. Càng để lâu năm thì Gỗ Gụ Nam Phi càng có màu đậm hơn.
Hình dáng vân gỗ Gụ Nam Phi được lồng vào nhau tạo thành 1 dải ruy băng vô cùng độc đáo và lạ mắt. Tuy nhiên, chất gỗ lại hơi xốp, không được mịn như các loại gỗ Gụ còn lại nên giá thành không cao.
Gỗ Gụ Lào
Gỗ Gụ Lào là loại gỗ được trồng tại Lào, nhập khẩu về Việt Nam thông qua các đường thương mại. Trọng lượng gỗ Gụ nhẹ hơn nhưng giá trị đem lại rất cao, chỉ xếp sau gỗ ta Quảng Bình mà thôi.
Vì có nhiều đặc điểm chung với gỗ Gụ Ta từ màu sắc cho đến hình dáng vân gỗ. Nên có nhiều người vẫn thường nhầm lẫn hai loại gỗ này với nhau. Cách để dễ dàng nhận biết gỗ Gụ Lào đó là các thớ gỗ thẳng, vân gỗ đẹp, bắt mắt, lúc đầu có màu vàng nhạt, sau sẽ sẫm dần theo thời gian.
Gỗ Gụ Ta
Gỗ Gụ Ta là loại gỗ từ rừng của Việt Nam, nó còn có tên gọi khác là Gụ Quảng Bình (tên gọi của nơi khai thác) là một trong những loại gỗ tự nhiên xếp vào hàng quý hiếm, có giá trị nhất hiện nay. Đặc điểm, cách nhận biết gỗ Gụ ta gồm:
- Về màu sắc: Khi mới khai thác, gỗ Gụ Ta sẽ có màu vàng. Nếu để lâu hoặc những cây già thường có màu nâu đậm hoặc nâu đỏ tùy vào độ tuổi của cây.
- Về trọng lượng (độ nặng): Gỗ Gụ Ta có khối lượng rất nặng do tỉ trọng của cây lớn, nặng hơn rất nhiều so với các loại gỗ thông thường. Chính vì thế, việc vận chuyển gặp rất nhiều khó khăn.
- Về mùi hương: Gỗ có mùi hơi chua nhưng không quá nồng và hăng như các loại gỗ tự nhiên khác.
Ứng dụng của Gỗ Gụ trong sản xuất nội thất
Ngày xưa, gỗ Gụ thường được sử dụng để làm vỏ thuốc nhuộm lưới đánh cá, quần áo hoặc làm cột đình chùa, đóng thuyền… Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ chế biến gỗ cao cấp mà gỗ Gụ rất được ưa chuộng trong việc thiết kế, sản xuất nội thất, đồ thờ tâm linh.
Những sản phẩm được làm từ gỗ Gụ có thể kể đến như bàn ghế, sập thờ, trường kỷ, giường ngủ, kệ tivi…. Chúng được đánh giá rất cao về độ bền, chất lượng cũng như về mặt thẩm mỹ. Vì đây là loại gỗ tự nhiên quý hiếm, nên đồ nội thất được chế tác từ gỗ Gụ có giá thành cao, phù hợp với khách hàng có thu nhập cao trong xã hội.
Xem thêm: Sập chân quỳ dạ cá 1m8x2m2 sơn pu màu trần (gỗ gụ lào)
Làm Trường Kỷ
Chế tác Trường kỷ từ gỗ Gụ được đánh giá rất tốt từ người dùng bởi mẫu mã đa dạng, kiểu dáng thiết kế có tính thẩm mỹ cao. Đặc biệt là sản phẩm có độ bền cao với tuổi thọ trung bình có thể lên đến hàng trăm năm tuổi chính là những ưu điểm tuyệt đối mà loại gỗ này đem lại trong việc sản xuất đồ nội thất nói chung, Trường Kỷ nói riêng.
Xem thêm bài : BỘ TRƯỜNG KỈ BẮC BỘ ĐỤC TỨ QUÝ
Bàn thờ bằng gỗ Gụ
Bàn thờ hay sập thờ làm bằng gỗ Gụ là sản phẩm nội thất tâm linh đang được nhiều người lựa chọn. Những mẫu nội thất này mang đến một vẻ đẹp sang trọng, cổ kính và trang nghiêm cho phòng thờ của gia đình. Ngoài ra nó đem lại không gian ấm cúng, ý nghĩa truyền thống và nhân văn rất lớn đó là thể hiện sự biết ơn, tưởng nhớ của con cháu đối với tổ tiên.
Xem thêm bài : SẬP THỜ MAI ĐIỂU GỖ GỤ 2M17 CHÂN 24
Giường ngủ
Khi nhắc đến giường ngủ làm bằng gỗ tự nhiên, không thể thiếu chất liệu gỗ Gụ. Những chiếc giường ngủ được sản xuất từ loại gỗ này đều mang lại cho người dùng cảm giác thoải mái, mát mẻ vào mùa hè và ấm áp về mùa đông.
Chất liệu gỗ bền, chắc chắn đem đến cho các mẫu chiếc giường gỗ Gụ một vẻ đẹp trường tồn mãi theo thời gian và vô cùng bền chắc cho người nằm.
Kệ tivi gỗ Gụ
Sự đa dạng trong thiết kế đã giúp kệ tivi sản xuất từ gỗ Gụ chiếm được lòng tin của rất nhiều khách hàng. Dù mang phong cách tối giản, hay truyền thống Á Đông thì kệ tivi gỗ gụ vẫn toát lên sự sang trọng và bề thế cho không gian phòng khách của gia đình.
Với đặc tính dễ dàng đánh bóng cùng với gam màu nâu đỏ, nâu sẫm của gỗ Gụ sẽ làm cho các mẫu kệ tivi nhà bạn thêm ấn tượng, hài hòa với thiết kế ngôi nhà.
KẾT LUẬN
Từ những thông tin được tổng hợp trong bài viết trên, hy vọng bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về gỗ Gụ là gì, các loại gỗ Gụ trên thị trường hiện nay cũng như cách nhận biết về chúng. Đây cũng là những kinh nghiệm hữu ích để bạn có thể biết cách phân biệt đâu là gỗ Gụ thật, đâu là gỗ Gụ giả nhờ vào các đặc điểm như màu sắc, hình dáng vân gỗ, mùi hương… của loại gỗ quý hiếm này.
Xem thêm:
[Bật mí] Cách nhận biết gỗ Gụ đơn giản và chính xác nhất
Bạn đang xem nội dung trên website: https://gokinhbac.com