Gỗ bạch đàn – khái niệm, đặc điểm và ứng dụng

Gỗ bạch đàn là một loại gỗ được sử dụng phổ biến hiện nay nhưng chưa chắc ai cũng biết gỗ này là gỗ gì và cách nhận biết ra sao? Trong bài viết này, các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nguồn gốc, đặc điểm, ứng dụng và giá thành của gỗ trên thị trường nhé!

Giới thiệu chung về gỗ bạch đàn

1. Khái niệm và nguồn gốc của gỗ bạch đàn

Gỗ bạch đàn là một trong loại gỗ được mọi người ưa chuộng nhất tại nước ta, có tên gọi khác là gỗ Khuynh Diệp, tên khoa học của chúng là Eucalyptus, nằm trong họ Myrtus, Myrtaceae. Gỗ bạch đàn có màu trắng đặc trưng, vân gỗ rất đẹp và độ bền cao, phù hợp dùng để làm nhà, làm giấy, làm ván sàn,…

Nguồn gốc của gỗ bạch đàn được cho là ở khu vực Australia và được mang về trồng tại Việt Nam ở những vùng đồng bằng hay kể cả vùng cao nguyên vào những năm 1950. Bên cạnh đó, gỗ bạch đàn còn được trồng ở các vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới như: Châu Phi, Trung Quốc, Ấn Độ, các vùng Địa Trung Hải, 

2.  Gỗ bạch đàn có những đặc điểm nào?

Hiện nay, gỗ bạch đàn được sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi thân của loại cây này khá cao lại tròn nên chất lượng gỗ rất tốt. Loại gỗ này có một số đặc điểm đáng chú ý như sau: 

  • Bạch đàn cây gỗ lớn, vỏ mềm, lớp bần bong ra để lộ lớp vỏ màu sáng. 
  • Hoa gỗ bạch đàn mọc nách lá. Quả hình chén, bên trong nhiều hạt nhỏ màu nâu. Những bông hoa cuống ngắn, hình chóp nhỏ. Bên trong nhụy chứa nhiều hạt nhỏ màu nâu, khi rơi xuống đất sẽ nảy mầm thành cây con. 
  • hình mũi mác hoặc hình lưỡi liềm, cuống ngắn hơi xoắn, phiến dài hẹp. 
  • Hai mặt màu xanh nhạt, nhiều chấm nhỏ màu vàng. 
  • Gân phụ bắt đầu từ gân chính gặp nhau mép lá. Khi nát mùi thơm đặc biệt nồng. Vị ấm, hơi đắng, sau đó cảm thấy tươi mát dễ chịu. 
  • Đây loại rất dễ trồng, phát triển được với đất nghèo dinh dưỡng, hơn nữa loại cây này sinh trưởng rất nhanh. Chỉ khoảng 5-7 năm thể lấy gỗ được. 
  • Nên trồng cây này trong rừng nếu trồng riêng lẻ cây sẽ hút hết chất dinh dưỡng làm cho đất thêm khô cằn.
  • Nếu trồng bạch đàn để lấy gỗ thì nên trồng xen kẽ với cây keo tràm hoặc keo tai tượng,.. để chúng có thể bổ sung  và trao đổi chất dinh dưỡng cho nhau.

Các loại gỗ bạch đàn

Có nhiều loại gỗ bạch đàn khác nhau, tùy thuộc vào địa phương và nguồn gốc của chúng. Dưới đây là một số loại gỗ bạch đàn phổ biến:

  • Bạch đàn đỏ: được trồng nhiều ở khu vực Đồng Bằng. Đây được coi là loại đẹp nhất trong các loại gỗ bạch đàn. Loại gỗ này có màu đỏ nhạt, thớ đẹp, nhìn rất bắt mắt và có giá trị thẩm mỹ cao.
  • Bạch đàn trắng: sinh trưởng tốt khi được trồng ở vùng ven biển. Loại gỗ bạch đàn này được sử dụng rộng rãi trong y học.
  • Bạch đàn liễu: là loại có lá giống hình liễu, hơi nhọn, vỏ gỗ nâu, được trồng nhiều ở vùng cao phía Bắc. 
  • Bạch đàn Mai Đen: được trồng ở các vùng núi cao do loại bạch đàn này có nhược điểm là làm cho đất trồng bị xấu đi.
  • Bạch đàn lá bầu: là loại có lá dày và to, được phân bố chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên.
  • Bạch đàn lá nhỏ: loại gỗ này xuất hiện nhiều ở khu vực Thừa Thiên Huế
  • Bạch đàn chanh: là loại có lá chứa mùi giống mùi của tinh dầu sả, được trồng nhiều ở khu vực đồng bằng.
  • Bạch đàn ướt: được trồng nhiều ở vùng cao nguyên Đà Lạt.

Ưu nhược điểm của gỗ bạch đàn

1. Ưu điểm 

Gỗ bạch đàn có nhiều ưu điểm vượt trội như sau: 

  • Chất lượng gỗ tốt: Gỗ bạch đàn chắc nặng nên được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống.
  • Màu gỗ đẹp: Gỗ màu trắng đến hồng nhạt, lõi màu nâu sẫm thường vân sọc.
  • Vân gỗ: loại gỗ này có vân rất bắt mắt, đẹp không theo một trật tự nào, với những đường vân uốn lượn đẹp mắt.
  • Dễ xử lý: Gỗ bạch đàn rất dễ cắt, bằng tay hoặc bằng máy, có thể làm cho bề mặt trơn tru và bóng đẹp.
  • Loại gỗ này keo, độ bám cũng rất tốt, người dùng thể đánh bóng để tạo thành sản phẩm rất đẹp.
Gỗ bạch đàn có vân rất bắt mắt

2. Nhược điểm 

Mặc dù gỗ bạch đàn có nhiều ưu điểm, nhưng cũng có một số nhược điểm như sau:

  • Chất gỗ bạch đàn rất khô nên thể xuất hiện mối mọt, thậm chí thể cong vênh, co ngót.
  • Loại gỗ này không thể uốn cong bằng hơi nước chất gỗ rất cứng  giòn
  • Phần thịt gỗ này rất dễ bị côn trùng ăn, đặc biệt phần tâm gỗ.

Gỗ bạch đàn thuộc nhóm mấy? 

Ở Việt Nam, gỗ bạch đàn thuộc nhóm VI trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam. Loại gỗ này nằm trong danh sách gỗ Lâm Nghiệp được phép khai thác và sử dụng phổ biến.

Giá gỗ bạch đàn trên thị trường hiện nay

Hiện nay giá của loại gỗ này thay đổi dao động tùy theo từng thời điểm, đơn vị cung cấp chất lượng, mẫu của gỗ.

Trên thị trường trong nước, giá gỗ bạch đàn dao động từ 1,1-1,2 triệu đồng/tấn tùy thuộc vào chất lượng và nguồn gốc của gỗ

Giá gỗ bạch đàn dao động từ 1,1-1,2 triệu đồng một tấn

Ứng dụng của gỗ bạch đàn trong nội thất

Gỗ bạch đàn có màu sắc đẹp, đồng nhất và vân gỗ rất đặc trưng, làm cho nó trở thành một vật liệu tuyệt vời để sử dụng trong đời sống. Dưới đây là một số ứng dụng của gỗ bạch đàn:

Trong lĩnh vực xây dựng: gỗ bạch đàn dùng để làm cột nhà, giàn giáo, cốp pha,..

Cột nhà được làm từ gỗ bạch đàn

Trong lĩnh vực thiết kế nội thất: với những cây gỗ lâu năm có thể dùng để đóng giường, tủ, bàn ghế,…

Giường pallet được đóng từ gỗ bạch đàn
Bàn ghế gỗ bạch đàn rất đẹp phù hợp với nhiều gia đình

Trong lĩnh vực công nghiệp: Gỗ bạch đàn loại gỗ mềm nên được dùng để làm ván ép hoặc bột giấy, dầu của gỗ này còn được dùng để sản xuất dầu thơm,

Trong lĩnh vực Y học: loại gỗ này được sử dụng rộng rãi trong y học như: sản xuất tinh dầu xông, siro chữa ho, viêm đường hấp,…Ngoài ra, loại cây này còn được dùng để làm tinh dầu chữa đau họng, ho, viêm đường hấp.

Trong lĩnh vực khác: Có thể trồng cây này ven sông, ao hồ để tiết kiệm mặt bằng tạo bóng mát.

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ thông tin về gỗ Bạch đàn mà chúng tôi đã tìm hiểu và tổng hợp. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu hơn về loại gỗ này để có thể chọn lựa được các đồ dùng cho gia đình của mình. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!

Để đọc thêm thông tin về các loại gỗ khác, các bạn vui lòng truy cập vào website: https://gokinhbac.com/ 

Xem thêm